Nếu bạn muốn làm một cuộc thay đổi toàn diện về vóc dáng cũng như cải thiện sức khỏe thì trước tiên bạn phải tập thay đổi thói quen ăn uống. Bởi chỉ có thay đổi chế độ ăn uống bạn mới thoái khỏi tình trạng thừa calo và ngăn ngừa mỡ tích tụ.
Chọn cho mình chế độ ăn uống lành mạnh trong năm mới – Ảnh: Internet
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn từng bước tạo ra những thay đổi trong thói quen ăn uống trước thềm năm mới.
Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất
Một trong những cách dễ nhất để cải thiện sức khỏe tổng thể là ăn nhiều thực phẩm nguyên chất.
Thực phẩm nguyên chất bao gồm: rau, trái cây, các loại hạt, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để hoạt động ở mức tối ưu.
Nghiên cứu cho thấy rằng tuân theo chế độ ăn thực phẩm nguyên chất có thể làm giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ bệnh tim, cân nặng và lượng đường trong m.áu, cũng như giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Bổ sung đầy đủ nước
Uống nước là cách khoa học để giúp cơ thể giữ ẩm, tránh mất nước và có thể hòa trộn thức ăn, đóng vai trò giúp hệ tiêu hóa chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ vậy mà bao tử không chuyển hóa thức ăn thành mỡ thừa. Hãy tưởng tượng khi ăn cơm mà không dùng nước thì thật tệ hại bạn không thể tiêu hóa thức ăn và hôm sau bạn sẽ đối mặt với tình trạng táo bón. Ngoài ra còn một số nước ép rau củ rất tốt trong hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân:
Dưa chuột (96,7%). Bạn có thể làm một món súp dưa chuột giúp thanh lọc rất dễ dàng. Chỉ cần lấy nước hòa chút đường và muối là có thể uống.
Rau diếp (95,6%). Chắc chắn nó mang lại hiệu quả trong việc giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả. Hãy bổ sung rau diếp trong món salad hoặc trong cơm, quinoa và salad đậu.
Cần tây (95,4%). Cần tây có chứa folate và vitamin A, C, và K. Nhờ một phần vào hàm lượng nước cao nên cần tây trung hòa được acid dạ dày và thường được khuyến cáo dùng khi bị ợ chua, trào ngược axit.
Củ cải (95,3%). Lá giòn có vị cay và ngọt ngào hòa quyện với nhau giúp hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho phổi. Ngoài ra còn chứa chất chống oxy hóa có giá trị – catechin (cũng được tìm thấy trong trà xanh) giúp cải thiện làn da.
Cắt giảm đồ uống chứa nhiều đường
Đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ, bệnh tim, kháng insulin và sâu răng ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
Vì vậy, cắt giảm nước ngọt là một thói quen tốt.
Ăn ít thực phẩm tiện lợi
Nhiều người thích ăn thực phẩm tiện lợi như khoai tây chiên đóng gói, bánh quy, bữa tối đông lạnh và thức ăn nhanh.
Mặc dù những món này có thể ngon và có sẵn, nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn nếu ăn quá thường xuyên.
Ví dụ: ăn thức ăn nhanh thường xuyên có liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống kém, béo phì và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Để cắt giảm lượng ăn thực phẩm tiện lợi, hãy cố gắng chuẩn bị thêm bữa ăn tại nhà bằng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
Ngừng ăn kiêng
Ăn kiêng mãn tính có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Thêm vào đó, hầu hết những người giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng đã lấy lại 2/3 số cân nặng đã giảm.
Ăn kiêng cũng có thể làm cho việc giảm cân khó khăn hơn trong tương lai.
Thay vì giảm cân bằng ăn kiêng, hãy thử một phương pháp giảm cân lành mạnh, bền vững hơn bằng cách tập trung vào việc tăng cường hoạt động thể chất và ăn thực phẩm lành mạnh.
Thêm nhiều thực phẩm vào chế độ ăn uống
Thêm nhiều rau và trái cây vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn trong năm mới.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một chế độ ăn đa dạng thực phẩm giúp bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh tim, một số bệnh ung thư và béo phì.
Tạo chế độ ăn uống bền vững, bổ dưỡng
Thay vì lên kế hoạch theo một chế độ ăn kiêng hạn chế khác, hãy quyết tâm bỏ nó và tạo ra một mô hình ăn uống bền vững, bổ dưỡng phù hợp với bạn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ cần bổ dưỡng mà còn thích nghi, nghĩa là bạn có thể theo nó lâu dài bất kể hoàn cảnh nào.
Hà Anh (t/h)
Theo motthegioi
Vì sao không nên ăn cơm nguội?
Nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng cơm nguội thường xuyên có thể dẫn tới ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày. Thực hư điều này ra sao?
Ảnh minh họa.
Tín đồ của cơm nguội, chị Thúy Hường – 45 t.uổi, Hà Nội cho biết bản thân chị hầu như ngày nào cũng ăn cơm nguội nhưng gần đây chị đọc trên mạng thấy nhiều người nói ăn cơm nguội có thể gây ung thư nên chị Hường không dám ăn.
Không riêng chị Hường, thói quen ăn cơm nguội tồn tại ở rất nhiều gia đình. Gia đình bà Đỗ Thị Mão, Mễ Trì, Hà Nội ngày nào cũng dư bát cơm nguội nên bà lại cho vào hâm nóng với cơm mới. Mọi người vẫn ăn như thế nhiều năm nay và chưa thấy ai mắc bệnh gì. Tuy nhiên, khi hỏi về ăn cơm nguội có thể gây ung thư, bà Mão kể có nghe mọi người nói nhưng chưa rõ thực hư thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – viện Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết ăn cơm nguội gây ung thư là thông tin sai. PGS Thịnh cho rằng người dân đang sợ ung thư như con “ngáo ộp” nên nói tới ung thư họ sợ và nhiều thứ vô tình cũng biến thành ung thư.
Ví dụ như cơm nguội đây là thói quen ăn uống có ở nhiều gia đình Việt. Cơm nguội là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều tinh bột và đường nên cơm nguội rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn thì cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
Ở nhiệt độ thông thường, các bào tử vi khuẩn trong cơm đã nấu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho phép các vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi. Đặc trưng của cơm nguội là nhanh thiu và chỉ cần nhìn màu cơm ngả vàng, không kết dính là có thể thấy tình trạng cơm đang p.hân h.ủy. Khi đó không nên ăn cơm mà cần bỏ đi.
PGS Thịnh cho biết, bảo quản cơm ở tủ lạnh chỉ nên sử dụng trong 24h không nên lưu cữu quá lâu. Nhiều gia đình còn có thói quen gom cơm nguội cả tuần lại rồi để rang. Điều này không tốt vì để quá lâu vi sinh vật hoạt động mạnh gây ra.
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.
Nhiều người có thói quen giữ thức ăn từ tối hôm trước dùng để ăn sáng hoặc mang đi làm. PGS Thịnh cho rằng những đồ ăn này, nhất định phải bảo quản thật tốt, tránh để biến chất.
Chính điều này cũng lý giải vì sao, ngày 23/12 vừa qua, trên trang Facebook và Twitter của Bộ Y tế Malaysia (Kementerian Kesihatan Malaysia) đã đăng tải thông tin khuyến cáo đối với người dân không nên hâm nóng lại cơm nguội để sử dụng bởi điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Theo infonet