Mảnh ớt vướng trong phế quản suốt 2 tháng, suýt chẩn đoán nhầm ung thư phổi

Các bác sĩ BV TWQĐ 108 mới gắp dị vật là miếng ớt mắc ở phế quản thùy dưới phổi phải cho bệnh nhân T. V. N. 53 t.uổi ở Hà Nội suốt 2 tháng.

manh ot vuong trong phe quan suot 2 thang suyt chan doan nham ung thu phoi 0e2ddc

Dị vật ớt nằm trong phế quản thùy dưới phổi được gặp ra sau nhiều lần thăm khám không phát hiện ra

Ngày 2/1/2020, tin từ Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện TWQĐ 108, các bác sĩ tại đây đã gặp một ca hy hữu khi thực hiện gắp dị vật là miếng ớt ở phế quản thùy dưới phổi phải cho bệnh nhân T. V. N. 53 t.uổi ở phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

T.iền sử bệnh nhân hay ăn ớt. Khoảng 2 tháng gần đây bệnh nhân có biểu hiện ban đầu là ho khan sau đó ho khạc ít đờm màu trắng đục, không khó thở, không đau ngực, không gầy sút cân. Bệnh nhân đã đi khám nhiều bệnh viện chụp phim Xquang tim phổi nhưng không phát hiện tổn thương phổi và được chẩn đoán là viêm phế quản, điều trị đợt kháng sinh không đỡ.

Khi bệnh nhân đến Bệnh viện TWQĐ 108 chụp phim CT- Scan ngực thì phát hiện tổn thương nghi ngờ viêm phổi hoặc u phổi. Qua quan sát phát hiện tổn thương gây viêm phù nề và dịch mủ phía trên, tiến hành bơm rửa hút dịch mủ phát hiện dị vật tại phế quản phân thùy 10 phổi phải. Sau khi tiến hành gắp dị vật đường thở ra ngoài và mắt thường dễ dàng nhận thấy đây là mảnh ớt dài khoảng 12 mm.

Theo BS. Nguyễn Văn Sơn, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện TƯQĐ 108, do mảnh ớt không cản quang gây nên việc khó phát hiện trên phim X quang phổi, chính vì vậy bệnh nhân đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện ra. Tuy nhiên, một thời gian sau miếng ớt gây viêm nhiễm tại chỗ và lan cả vùng phổi xung quanh và khi chụp CT- Scan ngực có tổn thương hạch viêm trung thất kết hợp với đám mờ ở phân thùy 10 bên phải do vậy rất dễ nhầm với tổn thương ung thư phổi.

Dị vật đường thở rất đa dạng và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gây bít tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và phải được xử trí cấp cứu. Nhằm giảm thiểu nguy cơ dị vật đường thở mọi người (đặc biệt là t.rẻ e.m) cần tránh ngậm các hạt trong miệng, tránh vừa ăn vừa cười đùa, ăn chậm ăn loãng và ở tư thế ngồi ở những bệnh nhân di chứng đột quỵ não. Khi nghi ngờ có dị vật đường thở cần đến khám và tư vấn các chuyên gia hô hấp và có chỉ định soi phế quản để chẩn đoán và gắp loại bỏ dị vật đường thở.

Theo baogiaothong

4 căn bệnh ở nam giới dễ bị bác sĩ chẩn đoán nhầm

Chẩn đoán sai bệnh cũng có thể gây nguy hiểm như mắc bệnh nặng. Trên thực tế, nhiều căn bệnh có triệu chứng giống nhau khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán.

4 can benh o nam gioi de bi bac si chan doan nham 7e82b8

Đột quỵ dễ bị chẩn đoàn sai là tim mạch hoặc chóng mặt thông thường – Ảnh: Shutterstock

Tại Mỹ, có khoảng 12 triệu trường hợp chẩn đoán sai bệnh mỗi năm, một nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ Quality & Safety năm 2014 tiết lộ.

Những bệnh phổ biến mà nam giới thường bị chẩn đoán sai gồm:

Ung thư phổi

Đàn ông có nhiều nguy cơ bị ung thư phổi hơn phụ nữ. Với những trường hợp ung thư chưa di căn thì tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm là 56%. Phát hiện càng sớm thì tỷ lệ này càng cao. Tuy nhiên, điều không may là ung thư phổi lại dễ bị chẩn đoán sai, theo MSN.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Oncology vào năm 2010 tiết lộ có đến 38% bệnh nhân ung thư phổi bị chẩn đoán muộn dù trước đó đã phát hiện những bất thường ở phổi.

Ung thư đại trực tràng

Nguy cơ bị ung thư đại trực tràng ở đàn ông thường cao hơn phụ nữ. Tỷ lê mắc bệnh ở đàn ông là 4,5%, phụ nữ là 4,2%, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nguy hiểm là nguy cơ chẩn đoán sai khá cao. Triệu chứng thường thấy của bệnh là đau bụng, khó tiêu, trĩ, viêm đại tràng.

Tuy nhiên, khi còn ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy, những người có rủi ro cao bị ung thư đại trực tràng nên chủ động tầm soát bệnh, các chuyên gia khuyến cáo.

Hội chứng mạch vành cấp tính

Hội chứng mạch vành cấp tính là những vấn đề tim mạch ảnh hưởng đến lưu lượng m.áu đến tim. Căn bệnh này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Nguyên nhân khiến hội chứng mạch vành cấp tính dễ bị chẩn đoán sai là một số triệu chứng của bệnh khá giống với một số bệnh khác, chẳng hạn như thuyên tắc phổi cấp tính.

Đột quỵ

Cứ 20 người c.hết ở Mỹ thì có 1 trường hợp là do đột quỵ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Thật không may, các bác sĩ dễ chẩn đoán nhầm đột quỵ là tim mạch. Một nghiên cứu công bố năm 2009 tại Mỹ cho thấy nhiều bệnh nhân trẻ t.uổi bị đột quỵ được đưa đến bện viện thì chẩn đoán ban đầu là nhầm với chóng mặt thông thường hoặc cơ thể ngộ độc, theo MSN.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *