Ai cũng biết việc ăn ngô hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên để có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của ngô, bạn nhất định phải ăn nó vào khoảng thời gian phù hợp nhất trong ngày.
Chẳng biết từ khi nào, ngô đã trở thành một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Trong thời chiến, ngô là thực phẩm hữu dụng để cứu đói. Còn ngày nay, nó đóng vai như một bữa sáng đơn giản nhưng cũng đầy đủ chất. Khi ở trong nhà hàng, ngô là nguyên liệu quan trọng, không thể nào thiếu khi chế biến hàng loạt món ăn đắt t.iền.
Chẳng phải tự nhiên mà ngô lại được mệnh danh là “ngọc trân châu”. Theo y học hiện đại, trong một hạt ngô, có chứa 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì. Đồng thời chứa cả vitamin E selen, magie…
Ngô là một thực phẩm ngon lành lại có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Ai cũng biết việc ăn ngô hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên để có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của ngô, bạn nhất định phải ăn nó vào khoảng thời gian phù hợp nhất trong ngày.
1. Ăn ngô vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Y học Trung Quốc cho rằng, ngô nên được ăn vào buổi sáng bởi vì lúc này dạ dày của con người vẫn chưa thực sự hoạt động mạnh, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Ngô chứa một lượng lớn cellulose, có thể kích hoạt hoạt động của đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ngô rất giàu chất dinh dưỡng, sẽ khiến cho buổi sáng của chúng ta tràn đầy sức sống. Vậy nên, thay vì sử dụng bún, phở, bánh mì vào bữa sáng… bạn nên thay thế bằng ngô để tốt cho sức khỏe hơn.
2. Đều đặn ăn ngô, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích gì?
– Ngăn ngừa bệnh tim: Theo trang MagWomen, ngô là thực phẩm giàu folate… có tác dụng làm giảm acid amin trong các mạch m.áu.
Nếu như cơ thể bạn có acid amin tăng cao quá mức sẽ gây ra các vấn đề trong mạch m.áu, gây ảnh hưởng đến tim. Từ đó có thể nhận thấy, việc ăn ngô đều đặn sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim.
– Ngăn ngừa ung thư: Trong ngô có chứa một chất gọi là beta cryptoxanthin một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả.
Ngô là thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 35.000 người đã cho thấy, người ăn ngô đều đặn sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, nguyên nhân là bởi trong ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
– Tăng cường trí nhớ: Một bắp ngô ngọt có chứa rất nhiều Thiamin và Vitamin B1 – hai dưỡng chất có tác dụng cải thiện sức mạnh bộ nhớ, giảm các nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer…
– Ngăn ngừa thiếu m.áu: Trong ngô có chứa nhiều sắt – một khoáng chất cần thiết để hình thành các hồng cầu mới.
– Kiểm soát cao huyết áp: Chất Phytochemicals phenolic có nhiều trong ngô sẽ bảo vệ bạn khỏi chứng tăng huyết áp.
3. Ngô rất tốt nhưng ai không nên ăn ngô?
Theo Stylecraze, ngô là thực phẩm không phù hợp với những đối tượng sau:
– Bệnh nhân tiểu đường: Vì ngô có chứa lượng carbohydrate cao nên có thể làm tăng lượng đường trong m.áu. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ ngô với số lượng lớn.
Những người mắc bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ ngô với số lượng lớn.
– Chức năng tiêu hóa kém: Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao nên những người có chức năng tiêu hóa kém sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
– Bệnh nhân loãng xương: Ngô là thực phẩm chứa ít canxi, vì thế những bệnh nhân loãng xương nếu ăn quá nhiều ngô sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
– Người thừa cân: Ngô chứa một lượng lớn đường và carbohydrate. Ăn quá nhiều ngô chắc chắn có thể khiến bạn tăng cân. Những người đang trong quá trình ăn kiêng nên tránh tiêu thụ ngô.
– Người già và trẻ nhỏ: Người già có chức năng tiêu hóa yếu còn trẻ nhỏ thì có chức năng tiêu hóa chưa hoàn tiện, chính vì vậy nếu như họ ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
(Tổng hợp)
Theo Helino
Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chỉ cách nấu loại nước ngừa ung thư, chống đột quỵ
Nước đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng như anthocyanin, có thể giúp chống ung thư, ngăn ngừa đột quỵ và nhiều bệnh khác.
Trong y học Trung Quốc cổ đại cho rằng, nước đậu đen có thể nuôi dưỡng thận, làm giảm phù nề. Nghiên cứu hiện đại phát hiện ra rằng nước đậu đen có tác dụng chống oxy hóa và làm sạch m.áu, giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư và đột quỵ và là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao.
1. Nước đậu đen giúp ngăn ngừa nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ và ung thư
Nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ và ung thư, được phát triển từ các bệnh chuyển hóa như cao huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường và béo phì, được coi là “kẻ hại c.hết người” thời hiện đại. Bác sĩ Khoa nội Akitsu, Viện trưởng Bệnh viện Akitsu tại Nhật Bản trong một bài báo cho biết, nước đậu đen là thức uống tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh này. Akitsu chỉ ra rằng sự xuất hiện của nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ và ung thư không thể tách rời khỏi một chất gọi là “oxy hoạt tính”.
Oxy hoạt tính là sản phẩm phụ thuộc được tạo ra khi cơ thể hít oxy để tạo năng lượng. Giống như sắt sẽ oxy hóa và rỉ sét, các tế bào và cơ quan của cơ thể con người sẽ “rỉ sét”. Quá nhiều cholesterol, chất béo trung tính và các chất béo khác trong m.áu sẽ bị oxy hóa dưới sự tấn công của oxy hoạt tính này và bám vào thành mạch m.áu, gây ra chứng xơ cứng động mạch, trở thành yếu tố nguy cơ của nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.
Hơn nữa, oxy hoạt tính cũng có thể gây tổn hại DNA. Nếu tổn thương không được sửa chữa kịp thời, DNA rất khó truyền thông tin đến các tế bào mới, có thể gây rối loạn chức năng tế bào và có thể phát triển đến trạng thái ung thư.
Các chất dinh dưỡng như anthocyanin, isoflavone và saponin có trong nước đậu đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể chống lại oxy hoạt tính và giảm nguy cơ mắc ba bệnh trên.
2. Bác sĩ Akitsu chỉ ra cách nấu nước đậu đen tốt cho sức khỏe
Với những tác dụng đáng kể của nước đậu đen kể trên, bạn hãy thử uống nước đậu đen thường xuyên để sở hữu làn da khỏe đẹp, vóc dáng thon gọn, đồng thời duy trì nhan sắc tươi trẻ với cách làm hết sức đơn giản dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
– Đậu đen: 100g
Cách làm
– Chọn đậu đen chắc hạt, không sâu bệnh. Rửa sạch cho hết bụi bẩn đồng thời loại bỏ hạt đậu hỏng.
– Bắc chảo lên, để lửa vừa, cho đậu đen vào rang, đảo liên tục để đậu không cháy, để lửa nhỏ.
– Sau khi rang chín đậu, trút đậu ra đĩa. Nấu 1 lít nước sôi, cho hết đậu đã rang vào nước và đun cho đậu sôi khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn tắt bếp, đậy vung ủ thêm 15 phút nữa.
– Cuối cùng dùng rây lọc bỏ xác đậu, lấy phần nước để nguội rót vào chai để uống dần, bạn có thể để nước trong tủ lạnh.
3. Những người không nên uống nước đậu đen
Mặc dù uống nước đậu đen rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể uống và lạm dụng nước đậu đen cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho sức khỏe của bạn.
– Không nên uống đậu đen thay nước, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.
– Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư, người đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen.
– Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên, ngày uống một ly là đủ. Trẻ nhỏ dưới một t.uổi không nên sử dụng nước đậu đen.
– Vì nước đậu đen có chứa isoflavone, phụ nữ mang thai không nên uống.
– Phụ nữ có chức năng thận kém và u xơ tử cung, các vấn đề về buồng trứng… nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Những người dễ bị đầy hơi cũng nên tránh uống nước đậu đen.
Hà Vũ
Theo Aboluowang/vietnamnet