Theo các chuyên gia, có 7 loại nước chúng ta không nên dùng sau bữa ăn tối vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tổn hại sức khỏe.
Y học Trung Quốc cho rằng: “Ăn tối đúng cách sẽ sống lâu trăm t.uổi”, ngược lại nếu bữa tối sơ sài sẽ khiến bệnh tật gõ cửa rất nhanh. Thật vậy, bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày, cung cấp dinh dưỡng sau một ngày lao động vất vả nên cần được đặc biệt quan tâm.
Không những vậy, ngay cả những thói quen sinh hoạt ngay sau bữa tối cũng cần được chú ý bởi đây là lúc cơ thể đang tiêu hóa thức ăn, lại chuẩn bị chìm vào giấc ngủ.
Theo các chuyên gia, có 7 loại nước chúng ta không nên dùng sau bữa ăn tối vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
1. Nước dừa
Dù nước dừa là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe nhưng theo Stylecraze, sau bữa tối là thời điểm kỵ uống nước dừa vì lúc này cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi. Trong khi đó nước dừa lại có đặc tính lợi tiểu, có thể khiến bạn phải rời khỏi giường đi vệ sinh nhiều lần. Ngoài ra, uống nước dừa lạnh vào buổi tối có thể khiến bạn bị cảm lạnh, gân cốt rã rời, đuối sức.
Uống nước dừa lạnh vào buổi tối có thể khiến bạn bị cảm lạnh, gân cốt rã rời, đuối sức.
Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào buổi sáng khi bụng đói.
2. Nước lọc
Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn gấp 30% thế nhưng không phải uống nước lúc nào cũng tốt. Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng TS Anju Sood, uống nước trước bữa ăn đã là sai lầm, thế nhưng việc uống nước ngay sau bữa ăn còn nguy hiểm hơn.
Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua. Khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể bị chậm tiêu hóa khiến lượng đường trong m.áu tăng, dẫn đến béo phì, tiểu đường…
Theo bà Anju Sood, mọi người nên chờ 30 phút sau ăn mới nên uống nước.
3. Uống rượu
Nhiều người nghĩ rằng, một chén rượu trước khi ngủ sẽ khiến mình ngủ ngon hơn thế nhưng điều đó sẽ khiến bạn nhận về những tác động tiêu cực.
Commonhealth cho biết, việc uống rượu trước khi ngủ sẽ khiến gan phải tiếp tục hoạt động và chuyển hóa. Nếu bạn uống nhiều, quá trình trao đổi chất sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng thời gây gánh nặng do gan, hình thành bệnh gan nhiễm mỡ, sau đó thành viêm gan, xơ gan…
Ngoài ra, rượu có thể phá hủy cấu trúc giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng ngủ không ngon giấc. Hơn nữa, rượu cũng có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần vào giữa đêm.
4. Cà phê
Chất caffeine trong cà phê khiến bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, thói quen uống cà phê sau bữa tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ có tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ làm giảm tổng thời gian ngủ xuống một giờ.
Thói quen uống cà phê sau bữa tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ có tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.
5. Nước tăng lực
Một bài báo đăng trên trang Sleepeducation, được đ.ánh giá bởi Tiến sĩ Lawrence Epstein cho biết, việc uống nước tăng lực sau bữa tối là một sai lầm. Lượng caffeine trong những đồ uống này cao gấp 2-3 lần so với soda hoặc cà phê, có thể khiến bạn khó ngủ, làm giảm tổng thời gian ngủ.
6. Soda
Soda có chứa rất nhiều caffeine và đường, có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Ngoài ra, trong nước soda cũng chứa nhiều axit, làm tổn hại đến những van nối dạ dày và thực quản. Chất cacbonat hóa trong soda cũng sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày.
7. Nước cam
Thời điểm sau bữa tối, chuẩn bị đi ngủ, bạn uống nước cam là một sai lầm vì đây là loại nước sinh tân dịch, lợi tiểu, dễ gây tiểu đêm và làm mất ngủ… Ngoài ra, uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.
Uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.
Axit trong cam cũng có thể làm hỏng lớp men răng vì khi ngủ, lượng nước bọt chúng ta tiết ra không nhiều như khi còn thức nên không thể dung hòa hết được lượng axit trong cam.
Theo Helino
Điều kiện kinh tế bấp bênh làm tăng nguy cơ… mắc bệnh tim mạch
Những người đang trong tình trạng bấp bênh về kinh tế có nguy cơ gia tăng các bệnh về đường tim mạch, và chứng mất ngủ kinh niên là thủ phạm chính trong trường hợp này.
Vào năm ngoái, một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đăng trên tạp chí khoa học “Circulation” đã chỉ ra: “Những người có địa vị xã hội cũng như nền tảng kinh tế thấp thường dễ bị phát sinh các bệnh về đường tim mạch”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm nay trên tạp chí “Global Health” cũng thống kê được rằng, người dân ở các nước có thu nhập thấp phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn các nước thu nhập cao và trung bình.
Có rất nhiều yếu tố sinh học và tâm lý xã hội có thể dùng để giải thích mối liên kết giữa địa vị kinh tế-xã hội và nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như sự lo âu, stress hay huyết áp cao. Thậm chí, một nghiên cứu mới được thực hiện, với mục đích đi sâu vào những ảnh hưởng đến sức khỏe của địa vị kinh tế-xã hội, còn chỉ đích danh “chất lượng giấc ngủ thấp” là một trong những thủ phạm hàng đầu.
Theo thông tin được công bố trong nghiên cứu, những người có địa vị kinh tế-xã hội thấp thường hay gặp nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ hơn. Đặc biệt, nhóm người làm việc theo ca, sống trong các khu người nghèo, gặp nhiều bất hạnh trong t.uổi thơ cho thấy sự tăng cao đáng kể của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Trong khi đó, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ có chất lượng thấp lại là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Được biết, để đi đến kết quả này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích thông tin được thu thập từ 111.205 người đến từ 4 quốc gia, bao gồm: Pháp, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha. Những tình nguyện viên được chia thành các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau: thấp, trung bình, cao, dựa vào thu nhập, nghề nghiệp của từng cá nhân cùng với nghề nghiệp của người bố của họ.
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phân loại những người tham gia dựa trên thời gian ngủ với 3 mức: giấc ngủ tiêu chuẩn (từ 6-8,5 tiếng mỗi đêm), giấc ngủ dài (trên 8,5 tiếng mỗi đêm), giấc ngủ ngắn (ít hơn 6 tiếng mỗi đêm).
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu lần về các t.iền sử bệnh về tim mạch (nếu có) của những người tham gia.
Dựa vào các phương pháp phân tích thống kê dữ liệu hiện đại, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết quả: Giấc ngủ chất lượng thấp là một trong những nguyên nhân chủ chốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người có địa vị kinh tế- xã hội thấp. Kết quả cũng chỉ ra rằng, tác động này có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 giới tính.
Theo đó, giấc ngủ ngắn là nguyên nhân của 13,4% mối liên kết giữa nghề nghiệp có địa vị kinh tế-xã hội thấp và bệnh mạch vành ở nam giới. Trong khi đó, nhóm nữ giới có địa vị kinh tế-xã hội thấp thì chất lượng giấc ngủ lại không thể hiện rõ sự ảnh hưởng. Giả thiết được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu là hầu hết phụ nữ đều phải gánh vác nhiều trách nhiệm không liên quan đến nghề nghiệp (quán xuyến gia đình, làm việc nhà, nội trợ, chăm sóc con cái…). Chính những yếu tố không được nghiên cứu này lại có sự tác động đáng kể lên giấc ngủ và sức khỏe của họ.
Minh Nhật
Theo MNT/dantri