Nhiều lần người mẹ rủ con đi du lịch, đi chơi… rồi khi về nhà, cậu lại bước vào thế giới của riêng mình. Không dưới một lần, cậu nói với mẹ: “Bên trong con mục ruỗng rồi! Xin mẹ cho con được chết!”
“Bên trong con mục ruỗng rồi!”
Mới đây, đứa con ấy – là một học trò lớp 12 – n.hảy l.ầu tự vẫn! Sự việc xảy ra ngay trước mắt người mẹ. Bà ngã quỵ tại chỗ.
Cậu là một học sinh giỏi, ngoan hiền tại một trường học ở TPHCM. Nhưng cuộc sống bị đảo lộn trước biến cố người bố qua đời. Dần dần, em sa sút học hành, tâm lý bất ổn… và đầu năm học này, gia đình xin cho con nghỉ học để điều trị bệnh về tâm lý.
Cậu sống khép kín, ít giao tiếp và ánh mắt vô hồn, lạnh lùng, ngập tràn nỗi buồn… Người mẹ làm mọi cách rủ con đi chơi, đi du lịch… nhưng khi về nhà, cậu lại chìm vào thế giới của riêng mình. Nhiều lần, cậu nói với mẹ: “Bên trong con mục ruỗng rồi mẹ à!”.
Ngày em đi, cũng là lần thứ 2 đi khám, lấy thuốc ở viện tâm thần với chuẩn đoán bị trầm cảm. Những vỉ thuốc chưa kịp uống…
Câu chuyện đau lòng này tưởng như rằng xa lạ với mọi người nhưng thật ra, có thể xảy ra với bất kỳ ai quanh chúng ta. Từ những ngôi sao thần tượng ở Hàn Quốc t.ự v.ẫn cho đến rất nhiều bạn trẻ, đang ở độ t.uổi học sinh, sinh viên…. chọn cái c.hết.
Căn bệnh “trầm cảm” – một trong những căn bệnh gây c.hết người hàng đầu – vốn đã ít được quan tâm. Nhiều người lại cho rằng, chỉ người lớn, gánh vác nhiều, lo toan nhiều mới trầm cảm chứ bọn trẻ giờ sướng, chỉ mỗi ăn với học, chẳng phải lo gì. Điều này, tạo thêm một khoảng trống chơi vơi trong sự trống trải, cô đơn của các bạn.
Thế giới “chìm” của người trẻ
Rất nhiều bạn trẻ, ban ngày đi làm cười tươi với cả thế giới. Rất nhiều sinh viên, học ở những trường danh giá, bao nhiêu người ước mơ. Rất nhiều học sinh, học giỏi, thành tích cao, là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô… Để rồi trong thế giới của mình, họ tìm đến nhau bày tỏ nỗi lòng: Chỉ muốn chết!
Giữ đêm, có những bạn trẻ đăng tải trạng thái: “Làm sao để ngưng c.hết?”. Và hàng trăm, hàng trăm bình luận có chung cảm xúc và suy nghĩ đó. Họ cùng gắng gượng để vượt qua! Nhưng cũng có nhiều người bế tắc khi nói: “Mình không biết có thể tiếp tục đến bao giờ! Chỉ mong được giải thoát!”.
(Ảnh minh họa)
Chúng ta sẽ phải rùng mình khi nghe các bạn nói: “Bố mẹ rồi cũng đến lúc hết đau buồn. Còn mình không thể tiếp tục sống thế này!”.
Có cô gái, vừa chụp ảnh trong đám cưới bạn, tụ tập với bạn bè rực rỡ như hoa… nhưng khi trở về nhà, là câu hỏi: “Có cách nào mua một lúc được nhiều t.huốc n.gủ đủ liều để ra đi không mọi người?”
Có những bạn trẻ t.ự v.ẫn đến lần thứ 4, thứ 5. Và khi đang ở trong viện rửa ruột vì uống t.huốc n.gủ thì tay cầm cả bình thuốc chuyền, leo lên tầng cao và chỉ muốn nhảy xuống…
Phía sau sự hào nhoáng, long lanh bên ngoài mà nhiều người trẻ đang cố khoác lên, phải nói là một thế giới “chìm” mà không nhiều người biết đến, hoặc chưa quan tâm. Có nhiều bạn gia đình giàu có, bố mẹ thành đạt, cuộc sống không thiếu thứ gì nhưng ngập chìm trong sự cô độc, lạc lõng.
Không ít các bạn trẻ đạt nhiều thành tích, xinh đẹp, người thân rất tự hào… nhưng bên trọng, họ thấy mình vô dụng, họ không tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
Nhiều nhà tuyển dụng nhân sự phải cảnh báo, nhân sự trẻ không thiếu kiến thức, kỹ năng như mọi người hay đề cập mà các bạn thiếu sức sống với cuộc sống, thiếu một sức khỏe tinh thần tốt. Nhiều bạn trẻ rệu rã, mệt mỏi, yếu đuối…
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người “bọn trẻ giờ sướng”, một bác sĩ tâm lý tại TPHCM khẳng định, chưa một thời đại nào mà người trẻ chịu nhiều áp lực như hiện nay.
Áp lực từ gia đình, từ xã hội, từ cuộc sống ngày càng phức tạp. Giáo dục trong gia đình, nhà trường đã không kịp thính ứng để “xử lý” kịp thời những bất ổn. Khi sự kỳ vọng từ môi trường bên ngoài, từ gia đình vượt quá khả năng của mình sẽ dẫn đến khủng hoảng ở người trẻ.
Trước thực trạng học trò trầm cảm, từ nhiều năm trước, Sở GD-ĐT TPHCM đã đưa trầm cảm học đường vào chuyên đề tập huấn cho giáo viên, tư vấn tâm lý trường học. Nhiều trường học cũng đã phải tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn cho học sinh về vấn đề trầm cảm.
Âu răng đây cũng lời nhắc đến giáo viên, bố mẹ, tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần của con trẻ, đến căn bệnh trầm cảm ở người trẻ, thậm chí là ở trẻ nhỏ.
Hoài Nam
Theo dantri
Hai n.ữ s.inh chết thảm đêm Giáng sinh vì người n.hảy l.ầu rơi trúng
Hai n.ữ s.inh trung học, một 17 t.uổi và một 15 t.uổi, đã c.hết thảm thương do bị một nam giới n.hảy l.ầu tự vẫn rơi trúng.
Vụ việc xảy ra vào tối 24/12 tại thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, thiếu nữ họ Zhang và Huo bị thương nặng rồi t.hiệt m.ạng sau khi một người đàn ông họ Li, 31 t.uổi, nhảy từ một toà nhà cao tầng ở quận Shapingba xuống đất và rơi trúng họ
Hiện chưa rõ vì sao người đàn ông gốc Hồ Bắc trên t.ự v.ẫn.
Một phát ngôn viên của chính quyền Shapingba cho biết, cả ba người trên đã qua đời trong bệnh viện dù bác sỹ hết lòng cứu chữa.
Một phụ nữ xưng là dì của n.ữ s.inh Zhang, 17 t.uổi cho hay, hai n.ữ s.inh đang trên đường từ lớp học vẽ trở về nhà thì gặp nạn. Bà này cũng cho hay, anh trai của Zhang cũng qua đời khi còn bé. “Con đầu của chị gái tôi đã mất khi mới được khoảng 10 t.uổi.
Hai tháng sau đó, chị ấy mang bầu. Không ai ngờ rằng đứa con thứ hai của chị cũng c.hết trẻ như vậy”.
Các nhân viên trong trường học của n.ữ s.inh Hu cho hay, họ đang cố liên lạc với bố mẹ của em, vốn đang đi làm ở một thành phố khác.
Theo Shanghaiist, các vụ việc đáng tiếc như trên không phải không phổ biến ở Trung Quốc.
Theo Hoài Linh (Vietnamnet)