Nguy hiểm: Tamiflu bị thổi phồng như thần dược

Cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Tamiflu đang được đồn thổi trên mạng là “ thần dược trị cúm”, giá bán gần 3 triệu đồng/vỉ.

Thời điểm mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm ướt cộng với ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện chưa ghi nhận sự bất thường về số lượng bị cúm cũng như chủng virus cúm.

Lùng mua “thần dược” giá trên trời

Kết quả giám sát trọng điểm bệnh cúm tại khu vực miền Bắc cho thấy chủng gây bệnh chủ yếu là chủng cúm A (H1N1) và cúm B. Chưa ghi nhận chủng virus cúm mới, chưa thấy có đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.

Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh bệnh cúm hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Đặc biệt, hằng năm người dân cần tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh trước khi cúm vào mùa.

Thời gian gần đây, loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cúm là Tamiflu đang bị thổi phồng là “thần dược trị cúm” khiến người dân đổ xô tìm mua. Săn lùng ở các hiệu thuốc lớn nhỏ không được thì lùng sục trên mạng tìm cho bằng được. Ghi nhận trên một diễn đàn có lượng truy cập khá đông thì loại thuốc này được nhiều người mua bán tấp nập và chuyền tay nhau khi mua xài không hết.

Có nhiều loại thuốc Tamiflu với nhiều mức giá khác nhau như hàng công ty (nhập khẩu và phân phối qua công ty) hoặc hàng xách tay. Hàng xách tay chủ yếu từ Nga về với giá dao động 600.000-700.000 đồng/vỉ. Còn hàng công ty giá “chát” hơn, không dưới 2 triệu đồng/vỉ, giá bán lẻ mỗi viên khoảng 300.000 đồng.

Ngoài ra, nhiều người còn bán thuốc trên mạng với chia sẻ thuốc này có tác dụng điều trị dự phòng cúm. “Đối với người nhà tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân bị cúm, cho dù không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh vẫn nên sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị dự phòng. Thời gian điều trị dự phòng kéo dài 10-42 ngày. Liều dùng điều trị dự phòng là mỗi ngày một viên Tamiflu 75 mg…” – một người bán thuốc xách tay từ Nga tên KL chia sẻ.

nguy hiem tamiflu bi thoi phong nhu than duoc 37bc5f

Một người bán hàng xách tay quảng cáo thuốc Tamiflu còn có tác dụng điều trị dự phòng cúm. (Ảnh chụp màn hình)

BV Nhi đồng 1 rất hiếm xài Tamiflu

Nhận định về tình trạng “săn” thuốc Tamiflu là bất thường trong thời điểm bày, BS Trương Hữu Khanh, chuyên Khoa nhiễm – thần kinh BV Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay: “Công dụng của thuốc Tamiflu đang bị thổi phồng quá mức. Người dân không trang bị đủ kiến thức rất dễ bị cuốn theo, không loại trừ đây là các hành vi trục lợi”.

BS Khanh cho hay riêng tại BV Nhi đồng 1, mỗi ngày dù khám gần 6.000 trẻ ngoại trú nhưng thời gian gần đây, không một bé nào được chỉ định Tamiflu. Trong khu vực nội trú cũng rất hiếm có trẻ cần bàn dùng thuốc này.

Quay trở lại quá khứ, Việt Nam và các nước khác đã có một đợt dùng rất nhiều Tamiflu, đó là vào năm 2009. Lúc này loại cúm mới xuất hiện hay còn gọi là “cúm lợn” nên gần như mọi người trên thế giới chưa có miễn dịch với nó. Còn ở thời điểm hiện nay, nếu có cúm thì chắc chắn đó không phải là loại cúm mới, vì cúm mới chắc chắn sẽ lây ra toàn quốc và toàn thế giới chứ không thể loanh quanh một miền.

“Không phải là cúm mới thì không có mối đe dọa mới. Không đe dọa mới thì phải dùng đúng biện pháp điều chuẩn từ xưa đến giờ, nghĩa là không dùng Tamiflu tràn lan. Trong y khoa có rất nhiều hội chứng biểu hiện giống cúm và do rất nhiều virus khác nên dùng Tamiflu chắc chắn không tác dụng. Ngay cả nhiễm virus thì cũng điều trị triệu chứng là chính bằng cách nghỉ ngơi, uống đủ nước, giảm ho, giảm sổ mũi và hạ sốt khi cần” – BS Khanh khuyến cáo.

Cũng theo BS Khanh, người dân mua thuốc Tamiflu trên mạng rất dễ gặp phải hàng giả và trôi nổi, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, Tamiflu chỉ có hàm lượng duy nhất dùng cho người lớn và rất khó dùng cho t.rẻ e.m, chỉ điều dưỡng và bác sĩ mới biết cách chia liều sao cho đúng lứa t.uổi. Còn cách tự mua, tự chia liều như hiện nay sẽ rất dễ dẫn tới quá liều hoặc thiếu liều. Chưa kể dùng Tamiflu vô tội vạ sẽ gây ra kháng thuốc.

Để phòng ngừa cúm, người dân nên tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đúng cách. Cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; hạn chế tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị mắc cúm, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết. Đặc biệt, không tự ý mua, sử dụng thuốc Tamiflu. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế.

Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Đã từng có những báo cáo nghiên cứu thuốc Tamiflu có một tác dụng phụ hết sức nguy hiểm là tạo ra ý định t.ự s.át cho người uống. Do đó, người dân nên tỉnh táo, không nên đổ xô mua thuốc Tamiflu bằng mọi giá để trị cúm hoặc điều trị dự phòng cúm như quảng cáo trên mạng.

BS TRƯƠNG HỮU KHANH, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

HOÀNG LAN

Theo PLO

Cách phân biệt trẻ mắc cúm và bị cảm lạnh, cha mẹ cần biết để ‘cứu’ con

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời.

cach phan biet tre mac cum va bi cam lanh cha me can biet de cuu con ef5582

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Nguyên nhân gây cúm

Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho

Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đ.ứa t.rẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút chì, tập vở…

Uống chung bình nước hoặc ăn chung với người bị cúm.

Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết các trường hợp cúm mùa phải nhập viện là trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi, trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật, một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản có suy hô hấp, tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch…

cach phan biet tre mac cum va bi cam lanh cha me can biet de cuu con b7fe07

Ảnh minh họa: Internet

Các dấu hiệu trẻ bị cúm

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.

Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó.

Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh.

Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp

Sốt

Ớn lạnh

Nhức đầu

Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể

Ho

Mệt mỏi và yếu ớt

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi

Đau họng

Chóng mặt

Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn

Đau tai

Tiêu chảy.

Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B.

Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau

Chảy nước mắt

Khó chịu

Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ

Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.

Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *