Nghiên cứu quản lý giờ làm thêm của sinh viên

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao các bộ nghiên cứu bổ sung quy định quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ.

Ngày 30/12, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, về việc quản lý nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng để kết nối kinh doanh vận tải.

Xét đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Phó thủ tướng giao các bộ và địa phương xem xét nghiên cứu bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên khi tham gia làm tài xế công nghệ nói riêng và công việc khác nói chung nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng phát triển kinh tế tri thức.

Văn bản nêu rõ trước mắt, các bộ, địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gọi xe công nghệ có chính sách giảm thời gian làm việc của lao động là sinh viên, rút ngắn thời gian làm thêm. Các trường đại học, cao đẳng cần nghiên cứu biện pháp quản lý, tuyên truyền vận động sinh viên làm thêm với thời lượng hợp lý để bảo đảm sức khỏe học tập và nghiên cứu.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, một nghiên cứu độc lập cho thấy hiện có hơn 300.000 tài xế công nghệ làm việc trong các công ty áp dụng nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng kết nối kinh doanh vận tải, trong đó số tài xế là sinh viên khá lớn do việc này dễ dàng. Tuy nhiên, sinh viên làm tài xế công nghệ 10-14 tiếng mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, tác động tiêu cực đến sự phát triển bản thân và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao.

nghien cuu quan ly gio lam them cua sinh vien 52d6db

Tài xế xe ôm công nghệ đứng chờ khách trên đường Láng, Hà Nội chiều 2/1. Ảnh: Hoàng Phương

Đồng tình với đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình là kịp thời và cần thiết. Đi làm thêm là nhu cầu chính đáng của sinh viên và đang phổ biến, nhất là ở các trường đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể tự sắp xếp kế hoạch học tập. Thế nhưng nó cũng đem lại nhiều rủi ro về sức khỏe, học tập và rèn luyện.

Hiện Việt Nam chưa có quy định cứng về giờ làm thêm trong tuần của sinh viên như ở một số quốc gia. Ông Linh cho rằng trước hết cần bổ sung cơ sở pháp lý, có quy định cụ thể về giờ làm thêm của sinh viên, tiếp cận trên nhiều chủ thể như: sinh viên có nhu cầu làm thêm, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển sinh viên, điều kiện an toàn lao động, cơ quan kiểm soát việc chi trả t.iền lương.

“Sinh viên làm thêm phần lớn nhận thù lao trực tiếp bằng t.iền mặt nên khó kiểm soát việc chi trả thù lao”, ông Linh nói và cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn các bộ liên quan như Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp nghiên cứu quy định cụ thể nhằm quản lý tốt hơn hoạt động làm thêm của sinh viên cũng như việc tuyển dụng các vị trí làm thêm của doanh nghiệp.

TS Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác sinh viên (Đại học Mỏ – Địa chất), cho rằng nếu ban hành luật hạn chế thời gian làm thêm của sinh viên, cái khó là làm sao không chồng chéo lên những luật đã có vì sinh viên đủ 18 t.uổi, được quyền đi làm để chi trả sinh hoạt, cuộc sống cá nhân. “Nếu ra luật, đối tượng tác động chính phải là doanh nghiệp, chủ lao động chứ không phải là sinh viên. Luật cần chỉ rõ cơ sở tuyển dụng không được phép dùng lao động là sinh viên quá bao nhiêu giờ, vượt quá thì bị xử phạt ra sao”, ông Thành nói.

Hiện, Đại học Mỏ – Địa chất quản lý sinh viên đi làm thêm thông qua phần mềm đăng ký giấy xác nhận sinh viên. Giấy này được dùng để nộp hồ sơ nghĩa vụ quân sự, làm thẻ xe bus, đăng ký xe máy và đi làm thêm “những việc chính thống”. Ông Thành giải thích những công việc chính thống thường liên quan đến tài chính, t.iền bạc như thu ngân, kế toán, quản lý kho, quản lý tài sản, được yêu cầu làm hồ sơ và hợp đồng lao động đầy đủ. Nếu xảy ra thất lạc, mất an ninh, chủ lao động cần nắm được lý lịch của nhân viên để truy xuất. Khi đó, trường sẽ hỗ trợ sinh viên về tư cách pháp lý và cùng cơ sở lao động giải quyết.

Ông Thành thừa nhận việc quản lý việc làm thêm của sinh viên thông qua hoạt động xin xác nhận chỉ được một phần nhỏ vì trường học không thể giám sát sinh viên đi đâu, làm gì ngoài giờ học. Đại học Mỏ – Địa chất xử lý vi phạm theo từng kỳ. Những sinh viên có thành tích học tập kém, nhà trường sẽ hạ số lượng tín chỉ để cảnh báo và thông báo về gia đình.

“Để sinh viên tập trung học, không sa đà làm thêm và bảo vệ các em trong quá trình đi làm, tôi nghĩ gia đình cần đồng hành với nhà trường trong việc quản lý, chia sẻ và động viên các em”, ông Thành nói.

Theo VNE

Nguy hiểm từ những bệnh tâm lý thường gặp hiện nay

Hầu hết chúng ta đều nghĩ bệnh tâm lý là những vấn đề trầm trọng về thần kinh, do yếu tố bẩm sinh tạo thành. Thế nhưng, môi trường hiện nay thay đổi, những áp lực trong công việc và học tập, những mối quan hệ xã hội… đều có thể là lý do khiến những bệnh tâm lý như: Trầm cảm, rối loạn nhân cách, chứng lo âu xã hội… phát triển và ngày càng phổ biến ở nhiều đối tượng.

Theo thống kê, đa phần bệnh nhân đều tự đối phó với chứng bệnh mà không cần tới sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý. Điều đó đã dẫn tới một hệ lụy nguy hiểm là cuộc sống của người bệnh trở lên khép mình và bế tắc hơn.

Rối loạn lo âu xã hội Social Anxiety Disorder (SAD)

Những đặc điểm nổi bật của chứng SAD bao gồm: Nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày, hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt.

Người bị chứng SAD khi bị bắt phải giao tiếp hay tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tương tác giữa những thành viên thì ngay lập tức sẽ bị kích động dẫn đến hoảng loạn, cơ thể sẽ có những phản ứng tương tự như bệnh đột quỵ ở người cao t.uổi: Với hơi thở ngắn, tim đ.ập nhanh và khó thở.

Bởi thế, những người mắc chứng SAD thường thu mình vào một góc, lựa chọn một “ốc đảo” để lui tới với mong muốn không ai chú ý tới mình.

nguy hiem tu nhung benh tam ly thuong gap hien nay 67c59a

Hội chứng SAD khiến người bệnh cảm thấy lo sợ nếu ai chú ý tới bản thân

Thế nhưng, không phải bất kỳ nỗi sợ nào khi phải giao tiếp với người khác cũng được coi là chứng rối loạn lo âu xã hội. Ví dụ, một người sợ phải phát biểu trước công chúng sẽ không được coi là mắc chứng SAD nếu nỗi sợ hãi của anh ta không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày hay công việc, học tập. Hơn nữa, anh ta cũng không quá lo lắng về tình huống của mình.

Thông thường cảm xúc của người mắc bệnh SAD sẽ bị đẩy lên một cách “thái quá” dù họ không cố tình làm thế. Điều đó, khiến người bệnh cảm giác mệt mỏi vì phải tránh né hay gồng mình quá sức.

Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở những người làm văn phòng, học sinh, sinh viên,… buộc phải tiếp xúc với môi trường cần sự phối hợp cao. Nhiều trường hợp không chịu nổi áp lực đã lựa chọn phương thức t.ự t.ử.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – Obsessive Compulsive Disorder (OCD)

OCD là một chứng rối loạn lo âu dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính cưỡng chế, lặp đi lặp lại. Những hành động như vậy giúp người mắc bệnh kiểm soát và giảm bớt những nỗi sợ gây ra bởi những ý nghĩ ám ảnh.

nguy hiem tu nhung benh tam ly thuong gap hien nay 169f2c

Bệnh nhân OCD sắp xếp lại kẹo theo màu sắc

Nỗi ám ảnh thường gặp nhất ở căn bệnh này là: Sợ nhiễm khuẩn từ đất bụi, vi trùng hoặc dầu mỡ, dẫn tới thói quen tắm rửa cưỡng chế. Một số những ám ảnh khác bao gồm bạo lực, ngăn nắp, bệnh tật, t.ình d.ục, sự cân đối và tôn giáo.

Khoảng 70% bệnh nhân OCD vừa có những ám ảnh vừa có những hành vi cưỡng chế, số bệnh nhân chỉ có những ý nghĩ ám ảnh chiếm khoảng 25% còn trường hợp chỉ có hành vi cưỡng chế không đi kèm suy nghĩ tương đối hiếm.

OCD vốn được coi là căn bệnh hiếm, nhưng, nghiên cứu cộng đồng của Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia của Mỹ chỉ ra số người mắc hội chứng này lên đến 2% dân số. Trong đó, phụ nữ chiếm số lượng nhiều hơn nam giới.

Căn bệnh OCD có thể hạn chế cuộc sống của người bệnh, đặc biệt với những người đã lập gia đình hay buộc phải tham gia những công việc lao động cộng đồng.

Bệnh nhân OCD dễ bị “bỏ rơi” bởi mọi người coi sự ngăn nắp, sạch sẽ một cách “thái quá” của họ là lập dị. Bởi thế, theo thống kê có 2/3 bệnh nhân OCD bị trầm cảm nặng trong suốt cuộc đời mình.

Rối loạn mặc cảm ngoại hình – Body Dysmorphic Disorder (BDD)

BDD là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (chủ yếu là khuôn mặt), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại. Căn bệnh này được họa sĩ Toby Allen phác họa: “BDD như một bậc thầy l.ừa đ.ảo thích hợp tác với ba quái vật là OCD, Lo Âu và Chán ăn để khuyếch đại ảnh hưởng của mình.”

nguy hiem tu nhung benh tam ly thuong gap hien nay 40bb15

Họa sĩ Toby Allen với serier “Quái vật thực sự” phác họa căn bệnh BDD – một con quái vật có cánh là những mảng gương méo mó, phản chiếu những điều dối trá.

BDD làm suy giảm chức năng xã hội, ảnh hưởng tới công việc và ở một số trường hợp nặng sẽ dẫn tới tình trạng tự cách ly bản thân với xã hội.

Ngày nay, BDD càng trở lên phổ biến hơn khi xã hội coi cái đẹp là chuẩn mực, là lợi thế cho nhiều vấn đề.

Bởi vậy, giải pháp mà nhiều bệnh nhân BDD thường nghĩ tới chính là phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng để chi trả cho những ca phẫu thuật đắt đỏ, nhiều bệnh nhân BDD trẻ t.uổi lựa chọn đe dọa cha mẹ mình, trốn học, ăn cắp t.iền… Tồi tệ hơn, khi không thỏa mãn được ước nguyện, họ sẵn sàng lựa chọn con đường t.ự s.át.

Nhân vật có tầm ảnh hưởng như “Ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson cũng là một trong số những nạn nhân của BDD. Ông trải qua nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ chỉ bởi ám ảnh về gương mặt và màu da của mình.

Trầm cảm ( Major Depressive Disorder)

“Trầm cảm không phải là bạn thấy buồn vì mọi thứ không theo ý mình, mà thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn biến tốt đẹp”, Thomas F. Oltmanns.

nguy hiem tu nhung benh tam ly thuong gap hien nay 06851b

Hình ảnh chú chó đen trở thành biểu tượng nổi tiếng của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, không phân biệt t.uổi tác, giới tính, chủng tộc, văn hóa hay nghề nghiệp. Mọi người đều có thể mắc căn bệnh này vào bất kể thời điểm nào trong đời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020, trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu.

Triệu chứng của trầm cảm là tổng hòa của nhiều dạng rối loạn cảm xúc, như: Buồn bã, lo lắng, cảm giác “trống rỗng”, tuyệt vọng, bi quan, dễ kích động, tự ngược, mặc cảm tội lỗi… Đi kèm với việc mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, tỉnh giấc sớm do mơ thấy ác mộng. Và, người mắc chứng trầm cảm còn luôn có ý niệm về cái c.hết.

Nhiều người nhầm tưởng trầm cảm chỉ xuất hiện ở những người bế tắc về vật chất. Nhưng, ngày 18-12-2017, cái c.hết của ca sĩ JongHuyn cùng bức thư tuyệt mệnh của anh đã khiến người ta phải thay đổi suy nghĩ. Rằng, ngay cả khi có những thành tựu đáng nể con người vẫn trở thành nạn nhân của trầm cảm. Ngoài JongHuyn, nhiều người nổi tiếng khác như: IU, Kiều Nhậm Lương, Cara Delevingne… đều đã hoặc đang bị trầm cảm “trói buộc”.

Khi mắc bệnh, đa số người bệnh đều tự mình đối phó. Bởi, họ nhận thức rằng sẽ không có ai hiểu được cảm giác mà họ đang trải qua.

Chính bởi thế, người trầm cảm nhận rất nhiều áp lực từ mọi người xung quanh, khiến cuộc sống của họ ngày càng khép mình và bế tắc hơn.

“Giải độc” cho các căn bệnh tâm lý

Vì quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng, sức ép của công việc, sức ép của những biến đổi xã hội đã tác động lên đời sống tình cảm của các cá nhân trong nhiều nhóm xã hội. Từ đó, “hệ miễn dịch” của con người bị phá vỡ trước những tác động của các bệnh liên quan tới tâm lý.

Vậy “phương thuốc” nào để “giải độc” cho những căn bệnh tâm lý mà con người đang và sẽ có nguy cơ mắc phải?

Về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý đưa ra 7 phương thức trị liệu phổ biến thường áp dụng cho các bệnh nhân mắc các hội chứng tâm lý.

1. Trò chuyện: Nhà chuyên môn trò chuyện với người bệnh, tìm hiểu những khó khăn, nguyên nhân gây bệnh, giúp người bệnh bộc lộ tâm tư của bản thân.

2. Liệu pháp tâm lý cá nhân: Liên quan tới chuyên môn của bác sĩ áp dụng với từng bệnh nhân.

3. Liệu pháp tâm lý nhóm: Giúp người bệnh tiếp xúc với một nhóm nhỏ có khả năng đồng cảm, thấu hiểu những suy nghĩ của họ.

4. Lao động liệu pháp: Cho người bệnh tự mình tham gia những công việc để tạo thành phẩm, giúp họ lấy lại sự tự tin về giá trị của bản thân.

5. Âm nhạc trị liệu: Giúp người bệnh cải thiện trạng thái cảm xúc.

6. Thở dưỡng sinh – thư giãn: Là một cách giúp người bệnh “sống chậm” lại trong nhịp sống vội vàng của xã hội, giúp họ cân bằng cảm xúc một cách hiệu quả.

7. Thiền định: Một môn khoa học tâm lý cổ truyền giúp người bệnh hướng tới những giá trị tốt đẹp.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả rõ rệt hơn. Nhưng, quan trọng vẫn là mọi người và môi trường xung quang tránh tâm lý kỳ thị, hỗ trợ để người bệnh thoát khỏi những “bóng đen” tâm lý mà nhanh chóng tái hòa nhập với xã hội, cộng đồng.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *