Y học cổ truyền công nhận cá chép là một trong những loại cá cực tốt cho sức khỏe, nhất là đối với chị em luôn mong mình khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
Cá chép không chỉ là thực phẩm thông thường mà còn được Đông y trọng dụng như “vàng mười” vì quá tốt cho phụ nữ
Vào những dịp Tết cổ truyền, trên mâm cơm của nhiều gia đình truyền thống không thể thiếu món cá chép. Không giống như nhiều loại cá khác, cá chép vừa ngon vừa bổ lại có công dụng chữa bệnh phụ nữ cực hiệu quả.
Theo đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều protein và nhiều vitamin. Ăn cá chép đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo cảm giác thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Chính vì vậy, dùng cá chép chữa bệnh cũng rất tốt.
Vào những dịp Tết cổ truyền, trên mâm cơm của nhiều gia đình truyền thống không thể thiếu món cá chép.
Trong “Cương mục y học Trung Quốc thời lý” cũng từng ghi nhận: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.
Người Trung Quốc cổ đại từng liệt đuôi cá chép vào một trong “bát trân” (8 cái quý) ngang với chân gấu. Nhà y học thời Hậu Lương – ào Hoàng Cảnh (Trung Quốc) đã gọi cá chép là “Chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị” (cá chép đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị).
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, việc ăn cá chép cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong mỗi 100g thịt cá chép tươi có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se. Trong đó, thành phần protein amino axit trong cá chép tương đương với thành phần protein amino axit mà cơ thể cần, rất dễ dàng để hấp thụ. Nó là dạng chất đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn, do đó thịt rất mềm và tinh mịn.
Dùng cá chép để chữa bệnh siêu hay, dưỡng nhan siêu tốt cho chị em – Chuyên gia “bật mí” công thức
Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cá chép để nấu chua, om dưa, kho cá… ăn thay đổi hàng tuần để bồi bổ sức khỏe. Để sử dụng cá chép làm thuốc chữa bệnh, bạn có thể áp dụng những công thức sau:
– Có tác dụng an thai: Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. ổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cá chép để nấu chua, om dưa, kho cá, nấu cháo… ăn thay đổi hàng tuần để bồi bổ sức khỏe.
Hoặc bạn có thể sử dụng công thức: Cá chép 1 con khoảng 500g, đ.ánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh; củ gai 30g sắc lấy nước; gạo nếp 60g, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Dùng 5 – 7 ngày, ăn khi còn nóng.
– Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, phù chân, tiểu dắt: Cá chép 1 con (khoảng 1kg), đậu đỏ 50g, hành, gừng, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp gia vị, sau đó rán vàng hai mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó cho thêm nước và đậu đỏ vào nấu sôi, thả cá chép vào hầm đến khi đậu mềm nhừ là được. Bạn có thể ăn thường xuyên để bồi bổ và chữa bệnh tốt hơn.
Cá chép có thể điều trị chứng vàng da, phù chân, tiểu dắt… cực hữu hiệu ở phụ nữ.
– Tỳ vị hư hàn: 200g thịt cá chép dùng bột năng thoa đều, thêm 8g gừng giã nhuyễn, cho thêm muối và bột nêm vừa đủ, sau đó bỏ vào trong món súp bắp cho chín rồi ăn.
– Ho lâu ngày không khỏi: Cá chép 1 con, xuyên bối mẫu tán nhuyễn 6g, nấu canh, ăn liền từ 1 – 3 tuần.
– Phụ nữ cần thông sữa, tăng tiết sữa sau sinh: Cá chép 1 con khoảng 300g, một chân giò lợn (loại bé), thông thảo 3g. Tất cả cho vào hồi hầm nhừ. Ăn trong ngày. Hoặc: Cá chép 1 con, đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 50g. Tất cả hầm nhừ, ăn ngày 1 lần. Ăn vài lần sẽ giúp gọi sữa về hiệu quả.
– Hỗ trợ điều trị ho gà, hen phế quản: Cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán mịn 6g, nấu canh ăn trong ngày. Ăn liên tục 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Khi ăn cá nói chung cũng như cá chép nói riêng cần đảm bảo ăn chín.
Lưu ý: Khi ăn cá nói chung cũng như cá chép nói riêng cần đảm bảo ăn chín. Nhiều người cho rằng ăn cá chép tươi sống rất bổ dưỡng nhưng hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể t.iêu d.iệt các kí sinh trùng, giun sán… Do đó cần đảm bảo ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn dạng tái sống, gỏi cá… tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ nhỏ, đừng làm điều này nếu không muốn hại con
Trong những ngày thời tiết lạnh, có nhiều trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng bị. Theo các chuyên gia, liệt dây thần kinh số 7 cần phải điều trị sớm nếu không dễ để lại di chứng và tuyệt đối đừng làm những điều sai lầm dưới đây.
Châm cứu cho trẻ bị liệt dây thần kinh. Ảnh: T.L
Di chứng nặng nề hơn khi tự ý điều trị
Theo BS Nguyễn Ngọc Cảnh (Bệnh viện Châm cứu Trung ương), có những trường hợp vào viện ngoài méo mồm còn bị liệt nửa người. Với trẻ nhỏ bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương thường điều trị khó khăn hơn với những trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Điều đáng nói là nhiều trường hợp có những biểu hiện ban đầu của liệt dây thần kinh số 7 không vào bệnh viện điều trị luôn mà tự ý chữa bằng các biện pháp dân gian như chữa theo thầy lang, dán cao, dán đuôi lươn lên mặt…
Mới đây, bé N.T.T (ở Hà Nội) bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh. Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị da nhăn nheo, cười méo xệch về một bên sau khi đi chơi về. Gia đình đưa bệnh nhân đến thầy lang chữa bằng cách dán cao mà không đến bệnh viện điều trị. Sau khoảng 1 tuần, liệt mặt không đỡ mà da mặt của bệnh nhân lại bị phồng rộp lên. Khi vào điều trị ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương, bác sĩ chỉ can thiệp khỏi liệt dây thần kinh số 7, còn da mặt bị loét do dán cao chỉ hạn chế được phần nào chứ không thể cải thiện hoàn toàn. Trên mặt bệnh nhân vẫn có vết sẹo.
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên bác sĩ Bệnh viện 103 cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới liệt dây thần kinh số 7 như đột quỵ, chấn thương, do lạnh… Vào thời điểm mùa đông, gió lạnh thất thường, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho… và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Tổn thương dây thần kinh số 7 có thể gặp liệt nửa mặt trung ương và liệt nửa mặt ngoại vi. Liệt mặt trung ương, người bệnh thường đi kèm liệt nửa người. Với liệt nửa mặt ngoại vi, nhìn bình thường thấy hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi – má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống.
Trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt vẫn cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối do cơ bên liệt bị co cứng. Khi bệnh nhân cử động, mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn. Người bệnh mắt nhắm không kín, hạn chế cử động các cơ vùng mặt bên dây thần kinh bị liệt, làm cho gương mặt biến dạng…
“Liệt dây thần kinh số 7 lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, có thể hồi phục một phần đến hoàn toàn nếu như được điều trị sớm. Ở trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 – 6 tuần hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải thận trọng tránh những biến chứng. Việc điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chỉ làm mất thêm thời gian vàng để điều trị hiệu quả, tránh những di chứng về thẩm mỹ khi không cải thiện được tình trạng méo mặt, biến chứng loét giác mạc…”, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm khuyến cáo.
Tránh lạnh đột ngột là điều quan trọng nhất
Lương y Bùi Hồng Minh – Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 là do cảm lạnh phong hàn gây nên. Y học cổ truyền gọi là chứng “khẩu nhãn oa tà” nghĩa là miệng, mắt méo lệch. Trong những ngày trời lạnh nhiệt độ giảm sâu, tình trạng bệnh này càng dễ gặp phải, đặc biệt là ở những người sức đề kháng suy giảm, trẻ nhỏ.
Trẻ bị trúng phong do nhiễm lạnh, hơi méo mồm có thể cho trẻ xông lá như dùng lá xương sông, lá bạch đàn, lá bưởi… Sau khi đun nước, đặt trẻ nằm nghiêng và xông trong 15 phút. Các phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Y học cổ truyền đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Bệnh cải thiện nhanh chóng khi kết hợp Đông Tây y. Với việc dùng thuốc kết hợp châm cứu, ôn châm, điện châm, thủy châm, chiếu tia hồng ngoại… sẽ cho kết quả rất khả quan. Nếu điều trị kịp thời đúng phương pháp, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng khoảng 3 tuần.
Các chuyên gia khuyến cáo, mùa lạnh, nhiều cha mẹ vì không cẩn thận phòng tránh cho con trong những đợt gió lạnh về mà đã khiến con méo miệng, liệt mặt vì căn bệnh này. Nếu không muốn con gặp họa, cha mẹ nên chú ý:
Để trẻ bị lạnh: Trong những buổi sáng sớm, nhiều bậc phụ huynh khi đưa trẻ đi học dù trời lạnh nhưng có thói quen cho trẻ ngồi, đứng trước xe. Việc không mặc đủ ấm, trẻ đứng phía trước vô tình gió lạnh đột ngột tạt vào mặt rất dễ gây liệt mặt.
Trẻ khi ngủ dậy cũng không để bật dậy ngay. Trẻ đang ở trong chăn ấm khi ra khỏi chăn hoặc đang ở trong nha ấm mà phải ra ngoài môi trường lạnh phải khoác thêm áo ấm để trẻ tránh bị lạnh đột ngột. Mặt khác, khi cho trẻ đi ra ngoài, cha mẹ cần đeo khẩu trang và giữ ấm các bộ phận tai, đầu, cổ, chân… Đặc biệt là không để cho trẻ tắm quá muộn.
Ăn uống lạnh: Không được cho bé uống và ăn đồ lạnh và mọi sinh hoạt như rửa mặt, tắm táp đều phải dùng bằng nước ấm, tắm trong phòng kín và tắm nhanh.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ: Cha mẹ chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp… cho trẻ để có sức đề kháng. T.rẻ e.m sức đề kháng kém, cộng thêm việc không giữ ấm đúng cách khi đi học sớm, tắm khuya… càng dễ nhiễm lạnh, nguy cơ cao liệt dây thần kinh 7. Cùng với đó, chú ý điều trị sớm triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng… cho trẻ để dự phòng.
Khi thấy trẻ có triệu chứng bị liệt mặt, méo miệng cân phải sớm đưa trẻ tơi ngay các cơ sơ y tê để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đừng để trẻ bị di chứng nặng nề về sau vì chữa theo các mẹo truyền khẩu.
Hà My – Hà Dương
Theo giadinh.net