Chuối không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, một loại quả phổ biến rất nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn chuối với 4 loại thực phẩm dưới đây, còn có thể chữa được bệnh tật.
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe?
– Trong chuối rất nhiều chất xơ thực vật, chúng không chỉ thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có thể nhanh chóng thúc đẩy bài tiết phân ra ngoài cơ thể, giúp giảm các triệu chứng táo bón.
– Ăn chuối thường xuyên có thể cải thiện đáng kể khả năng kháng bệnh của cơ thể, hơn nữa trong chuối chứa một số nguyên tố vi lượng có thể ngăn ngừa tế bào ung thư và ức chế các chất tạo ra ung thư, do đó nó tác dụng chống ung thư đặc biệt.
– Trong chuối chứa lượng lớn protein và khoáng chất, thực phẩm có vai trò duy trì cân bằng natri và kali trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng và điều hòa huyết áp. Lượng lớn chất xơ có trong chuối, sau khi ăn tạo cảm giác no, có thể thúc đẩy nhu động ruột và tăng khả năng trao đổi chất.
– Những người thường xuyên bị mất ngủ cũng có thể ăn lượng chuối vừa phải, rất tốt để cải thiện chứng mất ngủ và giúp ngủ ngon hơn.
Thực tế chuối cũng có thể kết hợp với với một số loại thực phẩm khác, không chỉ làm tăng giá trị dinh dưỡng, mà còn tăng tác dụng chữa bệnh của chuối. Ăn chuối với những thực phẩm này được coi là “ t.huốc a.n t.hần”, “thuốc” phòng ngừa ung thư…
1. Sữa
Người cao t.uổi thường hay mất ngủ vào ban đêm, trước khi đi ngủ uống một cốc sữa là lựa chọn tốt nhất, có thể giúp ăn thần. Nếu thêm chuối vào sữa sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh lên gấp bội, không chỉ giúp tiêu hóa, tăng nhu động đường ruột, cũng có thể giúp bài tiết các độc tố ra bên ngoài, đồng thời còn có thể giúp hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa.
2. Gạo trắng
Chuối có thể bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng phong phú, không chỉ chứa nhiều carbohydrate, nó còn chứa một số carbohydrate tự nhiên, protein và chất xơ thô. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng quan trọng nhất như canxi và phốt pho nhanh chóng được hấp thụ, điều này có lợi lớn cho việc duy trì sự trao đổi chất bình thường trong cơ thể. Nếu thường xuyên ăn cháo gạo trắng nấu với chuối, giảm tình trạng mất ngủ, thị lực tốt hơn, mạch m.áu không bị cản trở.
3. Yến mạch
Yến mạch giàu dưỡng chất nên có thể cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Yến mạch có chứa vitamin B, vitamin E, protein và khoáng chất. Những chất này rất quan trọng đối với cơ thể, không chỉ có thể bổ sung dưỡng chất mà còn cải thiện khả năng miễn dịch. Yến mạch có tác dụng tốt trong việc giảm triglyceride và cholesterol xấu.
Chất xơ cũng có thể thúc đẩy nhu động ruột và giảm khả năng của các chất gây ung thư trong phân tiếp xúc với niêm mạc ruột, do đó có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Sự kết hợp của bột yến mạch và chuối là hoàn hảo. Hai loại thực phẩm này nấu với nhau, có thể thúc đẩy tiêu hóa, làm sạch ruột, đào thải phân và độc tố, hiệu quả chữa mất ngủ cũng vô cùng tốt.
4. Quả kiwi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 2 quả kiwi mỗi ngày có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ khoảng 40%, bởi vì canxi và vitamin C có trong kiwi có tác dụng ổn định cảm xúc và ức chế các dây thần kinh giao cảm. Vì vậy, có teẻ ăn cả chuối và kiwi cùng một lúc làm tăng gấp đôi vai trò cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Theo khampha
Tỏi mọc mầm có thể chữa ung thư?
Tỏi là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khỏe con người. Tỏi như loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, chất chống ung thư…
Ảnh minh họa.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người trưởng thành thường xuyên ăn tỏi sống trong khẩu phần ăn uống hàng ngày có thể giảm được 44% nguy cơ mắc bệnh.
Ngay cả trong trường hợp nhà nghiên cứu cho phép những người tham gia hút thuốc (hút thuốc nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi) thì họ vẫn phát hiện ra rằng tỏi có thể giúp cơ thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh.
Những người có mức độ ăn tỏi ít nhất 2 lần/tuần sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ngay cả khi trong trường hợp họ tiếp xúc với hơi dầu ăn ở nhiệt độ cao (một nguyên nhân khác dẫn tới ung thư phổi) và sử dụng t.huốc l.á.
Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động của oxy trong cơ thể qua quá trình oxy hóa chuyển thức ăn thành năng lượng sản sinh ra các gốc tự do gây thương tổn tế bào khiến nó phát triển bất thường. Ăn tỏi hàng ngày có thể vô hiệu hóa gốc tự do. Chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó nhen nhóm. Bổ sung các vitamin C, E, beta-caroten cũng có tác dụng nhưng không mạnh bằng tỏi bởi tỏi hiệu quả gấp 10 lần.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Tỏi ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển. Một chất khoáng rất cần cho cơ thể lúc này là selen – có rất nhiều trong tỏi. Selen là một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên sử dụng tỏi thường xuyên, nhất là những người hút thuốc và có t.iền sử gia đình về bệnh để ngăn chặn ung thư phổi trong tương lai.
Không chỉ ăn tỏi, gần đây tỏi mọc mầm cũng được đồn thổi chữa ung thư. Mạng xã hội lan tuyền tác dụng tuyệt vời của tỏi mọc mầm.
Theo chia sẻ, ” tỏi mọc mầm chứa rất nhiều các hoạt chất giúp ức chế các tế bào gốc tự do gây ung thư giúp phòng chống ung thư rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hợp chất phytoalexin có lợi cho sức khỏe con người tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn đang có ý định vứt bỏ những tép tỏi cũ đã mọc mầm để thay bằng những tép tỏi tươi mới hơn thì hãy suy nghĩ lại nhé, bởi rất có thể chúng sẽ cứu sống bạn đấy”.
Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cho rằng tỏi mọc mầm cũng không có tác dụng chữa ung thư mà chỉ hỗ trợ được phần nào giống như các loại củ tỏi khác nó đều chứa chất phòng ung thư. Vì thế, lương y Trung khuyến cáo không nên chạy theo công dụng tỏi mọc mầm mà bỏ toi ta.
Không chỉ phòng ung thư, theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi còn có tác dụng rất tốt trong phòng bệnh khác đặc biệt là bệnh viêm mũi họng. Tỏi là một thực phẩm làm gia vị rất bình thường nhưng nó lại là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng.
Trong Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Can, Vị. Người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư như: Tỏi kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo, hồ lô chữa ung thu dạ dày. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống ung thư, giảm mỡ m.áu, hạ huyết áp. Với tỏi mọc mầm, người ta ngâm trong rượu, trong giấm hoặc xay, giã, ăn sống trực tiếp…
Mách bạn một số cách sử dụng tỏi khác trong dân gian:
– Tỏi (100g) thái nhỏ, sắc với 300ml nước, lấy 1/3 uống chữa tiêu chảy.
– Tỏi (6-7 củ) nửa để sống, nửa nướng chín, ăn cho hết chữa sốt rét do khí độc rừng núi.
– Tỏi giã nát trộn với dầu vừng bôi chữa đau sưng, mụn lở.
– Nước tỏi 5% dùng nhỏ mũi để phòng chống cúm; thụt h.ậu m.ôn hằng ngày vừa trị giun kim, vừa chữa kiết lỵ, viêm đại tràng.
Theo infonet