Nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng cơm nguội thường xuyên có thể dẫn tới ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày. Thực hư điều này ra sao?
Ảnh minh họa.
Tín đồ của cơm nguội, chị Thúy Hường – 45 t.uổi, Hà Nội cho biết bản thân chị hầu như ngày nào cũng ăn cơm nguội nhưng gần đây chị đọc trên mạng thấy nhiều người nói ăn cơm nguội có thể gây ung thư nên chị Hường không dám ăn.
Không riêng chị Hường, thói quen ăn cơm nguội tồn tại ở rất nhiều gia đình. Gia đình bà Đỗ Thị Mão, Mễ Trì, Hà Nội ngày nào cũng dư bát cơm nguội nên bà lại cho vào hâm nóng với cơm mới. Mọi người vẫn ăn như thế nhiều năm nay và chưa thấy ai mắc bệnh gì. Tuy nhiên, khi hỏi về ăn cơm nguội có thể gây ung thư, bà Mão kể có nghe mọi người nói nhưng chưa rõ thực hư thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – viện Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết ăn cơm nguội gây ung thư là thông tin sai. PGS Thịnh cho rằng người dân đang sợ ung thư như con “ngáo ộp” nên nói tới ung thư họ sợ và nhiều thứ vô tình cũng biến thành ung thư.
Ví dụ như cơm nguội đây là thói quen ăn uống có ở nhiều gia đình Việt. Cơm nguội là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhiều tinh bột và đường nên cơm nguội rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn thì cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
Ở nhiệt độ thông thường, các bào tử vi khuẩn trong cơm đã nấu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho phép các vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi. Đặc trưng của cơm nguội là nhanh thiu và chỉ cần nhìn màu cơm ngả vàng, không kết dính là có thể thấy tình trạng cơm đang p.hân h.ủy. Khi đó không nên ăn cơm mà cần bỏ đi.
PGS Thịnh cho biết, bảo quản cơm ở tủ lạnh chỉ nên sử dụng trong 24h không nên lưu cữu quá lâu. Nhiều gia đình còn có thói quen gom cơm nguội cả tuần lại rồi để rang. Điều này không tốt vì để quá lâu vi sinh vật hoạt động mạnh gây ra.
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.
Nhiều người có thói quen giữ thức ăn từ tối hôm trước dùng để ăn sáng hoặc mang đi làm. PGS Thịnh cho rằng những đồ ăn này, nhất định phải bảo quản thật tốt, tránh để biến chất.
Chính điều này cũng lý giải vì sao, ngày 23/12 vừa qua, trên trang Facebook và Twitter của Bộ Y tế Malaysia (Kementerian Kesihatan Malaysia) đã đăng tải thông tin khuyến cáo đối với người dân không nên hâm nóng lại cơm nguội để sử dụng bởi điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Theo infonet
Suýt c.hết vì đĩa trứng rán: Chuyên gia lý giải có nên ăn trứng để qua đêm
Sáng chuẩn bị đi làm, chị Dung tiếc lấy đĩa trứng rán từ tối hôm trước ra ăn và chỉ 2 tiếng sau chị đau bụng phải đi cấp cứu.
Trứng rán có nhiều tác dụng tốt.
Chị Bùi Việt Dung – 31 t.uổi, Hà Nội kể câu chuyện của chị vừa xảy ra cách đây 1 tuần. Chị Dung cho biết buổi tối gia đình chị có khách và thừa nhiều đồ ăn trong đó có nguyên đĩa trứng rán. Sáng đi làm, chị Dung nghĩ nhanh nhất lôi đĩa trứng rán ra ăn. Chị Dung cũng cẩn thận cho vào lò vi sóng b.ắn nóng lên và ăn.
Tuy nhiên, đến cơ quan lúc 8h chị thấy bụng bắt đầu đau và cơn đau tăng dần. Ban đầu, đau ê ẩm sau đó đau và nôn ói. Chị Dung nhớ lại “đau không rõ vì sao từ bụng xuyên sang lưng tới mức tôi phải cong người như con tôm để chống lại cơn đau. Đau quá, tôi lấy cả khăn để cắn răng lại vì hai răng đ.ập vào nhau cứng hàm. Chưa khi nào tôi đau như thế. Lúc đó, đồng nghiệp của tôi gọi xe cấp cứu. Vừa đau bụng, vừa nôn ói và kèm tiêu chảy nên ai cũng bảo chắc chắn ngộ độc thực phẩm và tôi cũng nói tôi ăn đĩa trứng rán”.
Chị Dung được người quen đưa vào Bệnh viện Xây dựng và sau khi khám bác sĩ hỏi t.iền sử ăn uống và kết luận nghi ngộ độc thực phẩm. Chị Dung kể có ăn trứng rán từ hôm trước liền bị bác sĩ “mắng” vì không biết trứng rán không được để qua đêm.
Trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho rằng trứng rán cũng giống như các loại thực phẩm đã nấu chín khác đều không nên để qua đêm và khi đã để qua đêm thì bắt buộc phải để vào ngăn mát tủ lạnh.
PGS Thịnh cho biết quan niệm trứng chín không để qua đêm không phải vì nó có phản ứng sinh ra chất độc gì mà nó cũng giống như các thực phẩm khác rất dễ bị vi sinh vật tấn công gây ra ngộ độc.
Hơn nữa, trứng rán, trứng luộc nhiều người còn chọn cách nấu chưa chín kỹ, ăn tái, ăn lòng đào và khi để qua đêm thì các vi sinh vật chưa bị t.iêu d.iệt bởi nhiệt độ cao sẽ phục hồi và tái sinh. Khi đó, môi trường trứng tái chín sẽ là điều kiện thuận lợi để vi trùng, vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Nếu để qua đêm, qua bữa sau người ăn vào có thể gây ngộ độc nặng.
Nếu không ngộ độc ngay lập tức thì ăn những loại thực phẩm đó vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Vì thế, PGS Thịnh khuyến cáo với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu đặc biệt là để qua đêm.
Ngoài việc để trứng qua đêm, PGS Thịnh còn lưu ý trứng lòng đào trong quan niệm của nhiều bạn thì tốt và bổ dưỡng hơn so với trứng luộc chín. Thế nhưng, Protein khi chín nửa vời như thế rất khó để cơ thể hấp thụ.
Khi chiên trứng quá kỹ lòng trắng hay phần rìa của trứng sẽ bị cháy khét. Protein khi bị cháy có thể tạo thành các Axit amin xấu, gây hại cho cơ thể của bạn.
Theo infonet