Cặp vợ chồng ở Úc suýt đi tù vì chỉ cho con gái 12 tháng t.uổi ăn trái cây, uống nước dừa trộn với bột suốt nhiều tuần mà không cho ăn thịt. Chế độ ăn ‘lành mạnh’ đến cực đoan khiến bé bị suy dinh dưỡng nặng.
Bé 12 tháng t.uổi ở Úc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và bại não vì cha mẹ cho uống nước dừa pha với bột để thay sữa – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Danh tính của cặp vợ chồng này không được tiết lộ. Người vợ 32 t.uổi, chồng 34 t.uổi. Từ lâu, họ đã ăn chay nên chỉ ăn rau củ, trái cây và không ăn thịt. Vì nghĩ đây là chế độ ăn lành mạnh nên đã áp dụng cho con gái nhỏ, theo trang news.com.au.
Cô bé sinh vào năm 2017. Kể từ khi bé ngừng bú mẹ, cặp vợ chồng này đã bắt đầu cho trẻ uống nước dừa pha với bột tinh luyện thay cho sữa bột.
Y tá theo dõi sức khỏe cho bé cảnh báo là nước dừa pha với bột không thể đủ dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, cặp vợ chồng vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng cực đoan như vậy cho con và không dẫn bé đến bất kỳ cuộc hẹn khám sức khỏe nào.
Cuối cùng, họ ngừng tham khảo ý kiến của bác sĩ, y tá mà chuyển sang theo dõi các trang web sức khỏe.
Truyền thông địa phương cho biết vào khoảng tháng 8.2018, bố của bé đã gửi một email đến một câu lạc bộ hỗ trợ sức khỏe ở Mỹ để nhờ tư vấn. Lúc ấy, b.é g.ái đã không chịu ăn uống và bắt đầu ho.
Thay vì khuyên đưa trẻ đến bệnh viện, câu lạc bộ này lại tư vấn cho ông bố hãy cho con uống một loại trà có công dụng chữa trị các vấn đề dạ dày. Một tuần sau, cô bé chỉ còn nặng 6 kg.
Cặp vợ chồng đã phải đưa con gái nhỏ 12 tháng t.uổi đi cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Geelong, bang Victoria (Úc). Các bác sĩ phát hiện cô bé bị một số vết bầm tím, vết thương hở, phát ban và da bị biến sắc. Ngoài ra, cô bé còn bị xuất huyết nội, đi phân có m.áu, bại não và cần các thiết bị y tế để hỗ trợ sự sống. Bé phải nhập viện điều trị suốt 1 tháng.
Các xét nghiệm cũng phát hiện cô bé bị suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor), xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt protein nghiêm trọng. Cơ thể bệnh nhân bị phù, dù cân nặng chỉ còn 60 đến 80% mức bình thường. Đây là căn bệnh thường xuất hiện trên t.rẻ e.m tại các quốc gia đang có nạn đói.
Hai vợ chồng này đã phải hầu tòa vào ngày 28.9 và may mắn thoát án tù. Tòa đã tuyên họ tội vô ý gây thương tích nghiêm trọng cho con gái. Cả hai không ở tù nhưng phải thực hiện các biện pháp cải tạo không giam giữ và điều trị tâm thần.
Hiện tại, b.é g.ái đã 3 t.uổi. Bố mẹ em đã ly thân và bé sống với mẹ. Người mẹ được quyền nuôi con sau khi cam kết sẽ chăm sóc con gái chu đáo dưới sự tư vấn của bác sĩ, theo trang news.com.au.
Tăng nhanh bệnh tay – chân – miệng với biến chứng nguy hiểm
Ở Hà Nội đã xuất hiện nhiều ổ dịch tay-chân- miệng trong trường mầm non và khu chung cư, bệnh bắt đầu tăng nhanh trong những ngày gần đây, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan “chóng mặt” của loại virus gây bệnh này.
Các bác sĩ cảnh báo, thời tiết nắng nóng bất thường khiến t.rẻ e.m mắc các bệnh mùa hè tăng nhanh, trong đó có bệnh tay-chân-miệng. Nếu trẻ đến viện muộn, bệnh biến chứng nặng để lại di chứng thần kinh, bại não.
Bệnh nhân nhập viện tăng nhanh
Nắng nóng kéo dài, đặc biệt mấy ngày nay nắng nóng đỉnh điểm đã khiến nhiều trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng nhập viện. Tại Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, số trẻ nhập viện liên tục tăng. Bệnh nhi 9 tháng ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang quấy khóc khi cháu sốt cao liên tục 39 độ C, trên da xuất hiện nhiều nốt phỏng, vết loét vùng miệng, khiến cháu đau đớn, bỏ ăn. Theo bác sĩ điều trị, cháu bé không xác định được nguồn lây.
Nằm gần đó là b.é t.rai 13 tháng t.uổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội. Khi nhập viện cháu sốt 40 độ C, gia đình cho uống thuốc hạ sốt không đỡ, kèm theo co giật, các nốt phỏng nước tập trung nhiều ở khoang miệng dẫn đến ăn kém… Bệnh nhân nhi này được xác định nguồn lây nhiễm là từ anh trai bị tay – chân – miệng cách đây một tuần.
BS Trương Văn Quy kiểm tra vết phỏng cho bệnh nhi tay-chân-miệng.
Theo ThS.BS Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho biết, hai bệnh nhi này sau khi điều trị sức khỏe đã ổn định, tỉnh táo, còn sốt nhẹ và hết co giật. Theo BS Quý, trung bình mỗi ngày, Khoa Nội Nhi tổng hợp tiếp nhận khám và điều trị từ 40-50 bệnh nhi.
Nhưng trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội Nhi tổng hợp tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám và điều trị do mắc bệnh tay – chân – miệng. Cá biệt riêng ngày 7-7, ngoài các trường hợp điều trị ngoại trú, khoa tiếp nhận 4 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc bệnh tay – chân – miệng cấp độ 2, với những biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì…
Sáng 10-7, theo ghi nhận của chúng tôi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, trẻ đến khám tay – chân – miệng rất đông. Ths.BS Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, mỗi ngày có vài chục bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay-chân-miệng, trong đó có nhiều trẻ phải nhập viện điều trị, Khoa Nhi – Dinh dưỡng của bệnh viện quá tải.
Nhiều trẻ được bố mẹ đưa tới viện sốt cao, li bì, bệnh diễn biến nhanh. Chị Phạm Thị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Lúc con sốt cao co giật, sốt không hạ, tôi mới phát hiện trong miệng, họng có nốt phỏng, nhưng vì tối muộn nên cho con ra phòng khám gần nhà. Sáng nay cho con tới đây, bác sĩ bảo phải nhập viện”.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 329 trường hợp mắc tay – chân – miệng, số mắc tương đương với cùng kỳ của năm 2019, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng trong hai tuần gần đây. Hiện, Hà Nội đã ghi nhận nhiều ổ dịch tay – chân – miệng trong trường mầm non và khu chung cư.
Giải pháp khi chưa có thuốc đặc trị
Các bác sĩ cho biết, nhiều phụ huynh cho con tới bệnh viện khám còn khá chủ quan do chưa nhận thức hết những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay-chân-miệng. Nhiều trẻ sốt cao ở nhà 3 ngày không đỡ, xuất hiện nốt phỏng ở tay, chân mới được cha mẹ cho tới viện khám.
Theo ThS.BS Trương Văn Quý, nguyên nhân bệnh tay – chân – miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. Đặc biệt, đối với những nơi tập trung t.rẻ e.m như trường học, khu vui chơi… sẽ tồn tại nhiều virus gây bệnh.
Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay – chân – miệng do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay – chân – miệng khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ mắc tay – chân – miệng có thể tái mắc sau đó. Hiện nay, tay – chân – miệng chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cũng theo BS Trương Văn Quý, bệnh tay – chân – miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Đáng lo ngại là dịch bệnh này lây lan với tốc độ khủng khiếp. Trong lớp học có 1 bé bị mắc bệnh thì cả lớp đó có thể bị lây nhiễm.
Các bác sĩ thực hiện phân loại tay – chân – miệng ở t.rẻ e.m theo 4 mức để xác định và đưa ra quyết định bệnh nhân nhi có cần nhập viện điều trị hay không. Theo đó, nếu bệnh nhân ở mức độ 1 có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng thì bệnh nhi có thể điều trị tại nhà.
“Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất được các bác sĩ khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, dịch bệnh này chắc chắn sẽ bùng phát. Tương tự như đợt dịch năm 2013, nhiều trẻ mắc bệnh, nhiều trẻ bị di chứng bệnh rất nặng nề, có cháu bị di chứng thần kinh, bại não”, BS Quý cảnh báo.
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, BS Quý đưa ra khuyến cáo: Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và t.rẻ e.m), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.