4 biểu hiện thường thấy trong cơ thể là t.iền thân của ung thư

Hầu hết các loại bệnh đều có biểu hiện ra bên ngoài, trong đó có ung thư. Nếu có 4 dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.

Có một câu nói: “Một người bị ung thư, cả gia đình đều khổ”. Điều trị bệnh ung thư vẫn đang là vấn đề khó khăn đối với y học hiện đại. Khi cơ thể xuất hiện 4 vấn đề này, hãy cẩn thận với các căn bệnh ung thư đang tìm đến bạn, cách tốt nhất là nên đi khám sớm.

1. Mệt mỏi và sốt cao

Loại mệt mỏi này là cảm giác mệt mỏi không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Các loại bệnh như ung thư gan, ung thư dạ dày, bệnh m.áu trắng, ung thư đường ruột… ở giai đoạn đầu đều sẽ xuất hiện mệt mỏi, vì mệt mỏi do ung thư không thể “tan biến”, hơn nữa còn đi kèm với sốt cao.

Đặc biệt là sốt cao không rõ nguyên nhân cần phải coi trọng. Bởi vì các khối u ung thư lan sang các cơ quan khác, chúng cũng có thể gây sốt cao, bao gồm ung thư phổi, bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu b94c03

2. Bầm tím hoặc ra m.áu kéo dài

Khi điều này xảy ra, bạn cần cảnh giác với n.hiễm t.rùng m.áu. Theo các trường hợp lâm sàng liên quan, bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng huyết thường bị ra m.áu kéo dài hoặc bầm tím trên da ở giai đoạn đầu. Lý do chính là các tế bào hồng cầu trong cơ thể bệnh nhân không thể hoạt động bình thường và cuối cùng ảnh hưởng đến chức năng đông m.áu trong cơ thể.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu 5e6fe7

3. Giảm cân không chủ đích

Trong thời gian ngắn, cơ thể đột ngột bị giảm cân mà vẫn giữ nguyên khẩu phần ăn, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng…. Quá trình suy giảm thể trọng có thể là do khối u.

Nếu cân nặng giảm đi kèm với da có màu vàng và đau, phải kịp thời kiểm tra, rất có khả năng là ung thư tuyến tụy. Ngoài ra sụt cần còn thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư phổi và đường tiêu hóa nhiều hơn so với một số loại ung thư khác.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu 20869c

4. Đau

Cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Tình trạng đau đầu gia tăng, đi kèm với buồn nôn, nôn ói, có thể là do khối u não, cũng có thể là ung thư phổi di căn đến não.

Đau cổ, cảm giác bị chèn ép và căng cứng khớp cổ, có thể được gây ra bởi các khối u áp bức tĩnh mạch chủ trên và khiến lưu lượng m.áu bị chặn.

Cảm giác nóng rát phía sau xương ức, nuốt không đều và đau có thể là biểu hiện của ung thư thực quản, và ung thư dạ dày.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu 0ca3e2

Ba việc làm có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư:

1. Thường xuyên thức đêm

Giới trẻ hiện nay, rất ít người đi ngủ trước 10 giờ tối. Ngoài việc làm thêm giờ thụ động, tăng ca đêm, hoặc những việc ngoài ý muốn khác, nhiều người trẻ t.uổi thường chủ động thức khuya, có người thức đến 1-2 giờ đêm, cơ thể luôn cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Theo y học nghiên cứu chứng minh, những người bị thức khuya có khả năng mắc ung thư cao hơn những người không thức khuya.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu 631052

2. Hút t.huốc l.á

Có hàng nghìn chất khác nhau trong khói thuốc, trong đó có hơn 40 loại hóa chất có thể gây ra các bệnh ung thư. T.huốc l.á là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây t.ử v.ong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, t.huốc l.á còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung.

4 bieu hien thuong thay trong co the la tien than cua ung thu 990600

3. Thích ăn uống thực phẩm quá nóng

Ăn uống thực phẩm quá nóng có nhiệt độ trên 65C được đưa vào danh sách chất gây ung thư loại 2A, bao gồm trà nóng, cà phê nóng, nước nóng, hoặc là ăn lẩu nóng.

Một khi nhiệt độ vượt quá 65 C, nó có thể làm hỏng màng nhầy trên bề mặt khoang miệng và thực quản. Kích thích lặp đi lặp lại có thể gây ra phản ứng viêm mạn tính của niêm mạc thực quản, do đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Hà Vũ

Theo aboluowang/vietnamnet

Ung thư cổ tử cung điều trị như thế nào

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi 100% khi tổn thương được phát hiện sớm (quan sát bằng kính hiển vi), chẩn đoán ở giai đoạn I thì tỷ lệ này còn 80-90%, ở giai đoạn II là 75%.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ t.uổi 30 trở lên. Trong năm 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Chuyên gia Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) khuyến cáo sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu t.iền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng. Khi đó cơ hội điều trị thành công cao.

ung thu co tu cung dieu tri nhu the nao d8b53c

Ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú.

Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn bệnh. 100% phụ nữ được chữa khỏi khi tổn thương ở dạng vi thể (tổn thương chỉ được quan sát bằng kính hiển vi), 80-90% khỏi bệnh khi chẩn đoán ở giai đoạn I, 75% cho giai đoạn II.

Tỉ lệ này giảm xuống còn 30-40% cho giai đoạn III, 15% và tháp hơn nữa cho giai đoạn IV. Khi đã có di căn thì tiên lượng sống 5 năm là vô cùng thấp.

Có 3 phương pháp điều trị kinh điển có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị (dùng thuốc độc tế bào để t.iêu d.iệt tế bào ung thư).

Đối với ung thư cổ tử cung, xạ trị có thể áp dụng cho mọi giai đoạn vì tế bào ung thư nhạy cảm với tia bức xạ trong khi ngoại khoa không thể giải quyết được.

Với giai đoạn sớm, ung thư tại chỗ giai đoạn Ia1, Ia2, nếu bệnh nhân còn trẻ, có nhu cầu sinh con và có điều kiện theo dõi thì tiến hành khoét chóp cổ tử cung. Nếu diện khoét còn tế bào ung thư thì phải chuyển cắt tử cung toàn bộ và vét hạch chọn lọc.

Từ giai đoạn Ib đến IIa phải phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ, vét hạch chậu trong và chậu ngoài. Nếu tổn thương rộng hơn 2-4cm thì cần phải tiến hành xạ áp sát trước rồi phẫu thuật như trên.

Nếu hạch có di căn cần xạ tiểu khung sau mổ. Nếu không phẫu thuật có thể xạ tiểu khung (nguồn xạ ngoài) sau đó xạ áp sát, khi có hạch di căn phải tiếp tục xạ tiểu khung tiếp theo.

Từ giai đoạn IIb đến IIIa/b thì cần phối hợp xạ áp sát và xạ tiểu khung, hạch động mạch chủ bụng hoặc phối hợp xạ trị và hóa trị. Vai trò của phẫu thuật ở các giai đoạn này rất hạn chế.

Sau điều trị bệnh nhân phải tuân thủ chế độ theo dõi chặt chẽ. Cụ thể là khám 3 tháng/lần trong năm đầu, 6 tháng/lần trong năm thứ 2 và thứ 3, 1 năm/lần trong năm thứ 4 và 5. Nếu tái phát được phát hiện sớm thì điều trị vẫn cho kết quả khả quan.

Giai đoạn IVa và IVb là giai đoạn rất muộn. Khối ung thư xâm lấn lan rộng đến bàng quang, trực tràng, niệu quản… và di căn xa đến phổi, xương, gan… Vai trò của phẫu thuật hoặc phối hợp xạ trị, hóa trị chỉ là chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân.

Hà An

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *