Tình cờ đi khám sức khỏe, cả ba người trong một gia đình đều được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú dù chưa có biểu hiện bệnh.
Sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Ảnh minh họa
Ngày 30/9, trao đổi với Dân trí, PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho 3 người trong một gia đình (gồm mẹ, con trai, con gái) mắc ung thư tuyến giáp thể nhú dù chưa có biểu hiện bệnh.
Cụ thể, trong một lần tình cờ đi khám sức khỏe tại một phòng khám tư, chị T.,(32 t.uổi) được chẩn đoán bị u tuyến giáp 2 bên. Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), kết quả siêu âm tuyến giáp cho thấy nhân thùy phải có kích thước 1,1×0,8cm; thùy trái nhân kích thước 0,7×0,6cm. Ngoài ra, bác sĩ chưa phát hiện các bất thường khác.
Chị T. được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn 1, xét nghiệm có đột biến gen BRAF V600E. Bệnh nhân được chỉ định điều trị iod phóng xạ, uống hormon Levothyroxin (T4), đồng thời được hội chẩn đa chuyên khoa có chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được hướng dẫn chế độ ăn kiêng iod và theo dõi chỉ số xét nghiệm m.áu sau 3 tuần. Sau điều trị 6 tháng, bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Sau đó, mẹ và em trai của bệnh nhân cũng đã đi khám kiểm tra sức khỏe tổng thể tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu và cũng phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú khi chưa có các biểu hiện bất thường về mặt lâm sàng.
Trong đó, em trai chị T. (28 t.uổi) được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn I, có đột biến gen BRAF V600E. Mẹ chị T. (58 t.uổi) cũng mắc ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2. Cả hai được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp-vét hạch cổ, uống iod phóng xạ.
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, đôi khi phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo nếu trong gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên khám kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ tầm soát phát hiện sớm bệnh. Bệnh sau khi được điều trị kịp thời thường có tiên lượng tốt.
Những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất?
Cần lưu ý rằng, không chỉ những người thường xuyên duy trì chế độ ăn thiếu I-ốt mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, đa nhân tuyến giáp, u bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp
Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư tuyến giáp còn có những yếu tố nguy cơ sau:
– Yếu tố phóng xạ: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Ví dụ điển hình nhất là những người có t.iền sử xạ trị ở vùng cổ sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao. Trong lịch sử, các nhà khoa học cũng thống kê được rằng, các yếu tố ung thư tuyến giáp tăng lên sau các tai nạn hạt nhân như vụ n.ổ b.om nguyên tử ở Nhật Bản, trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
– Chế độ ăn thiếu i-ốt: Người ta nhận thấy rằng, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên ở những vùng có chế độ ăn thiếu i-ốt.
– T.iền sử bệnh tuyến giáp: Ở những người có t.iền sử mắc một số bệnh về tuyến giáp, chẳng hạn như viêm, u tuyến giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
– Đột biến gen: Trong các nghiên cứu về ung thư tuyến giáp, người ta thấy rằng, 50% bệnh nhân có hiện tượng đột biến gen. Cùng với đó, có đến 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có liên quan đến yếu tố gia đình (có người trong nhà bị ung thư tuyến giáp). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào cho thấy ung thư tuyến giáp là do di truyền.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao. Biết sớm, trị đúng, bệnh cho kết quả tốt khoảng 95%. Bệnh vẫn có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tái phát vẫn có thể trị tốt.
Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp
– Khối u ở cổ: Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, nhưng bất kỳ khối u nào không tự biến mất trong vòng vài tuần đều cần được kiểm tra. Nếu ung thư tuyến giáp đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, khối u có thể nằm lệch ở một bên cổ chỗ các hạch lympho, thay vì ở phía trước là vị trí của tuyến giáp.
– Khó nuốt: Khi khối u to lên, nó có thể cản trở khả năng nuốt. Do đó, nếu tình trạng khó nuốt không biến mất trong một vài tuần thì bạn nên đi khám.
– Thay đổi giọng nói:Thanh quản nằm ngay phía trên tuyến giáp, vì vậy những thay đổi ở tuyến giáp có thể làm cho bạn bị khàn giọng.
– Khó nói, ăn, hoặc thở: Những triệu chứng này có thể sẽ không xảy ra trừ khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.