Xua nỗi lo khi “tút” lại nhan sắc

Bạn Lưu Ngọc Diễm (ngụ Bình Dương) hỏi: “Nhan sắc em thuộc loại trung bình, nay muốn làm đẹp đón Tết nhưng rất sợ do gần đây liên tục xảy ra nhiều người bị tai biến do thuốc tê, thuốc mê. Bác sĩ cho em hỏi rõ về vấn đề này có thể phòng ngừa được không?”.

xua noi lo khi tut lai nhan sac f9f937

Ảnh minh họa

– BSCKII Lưu Kính Khương, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức ngoại – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), trả lời: Trong phẫu thuật thẩm mỹ, có thể dùng phương pháp vô cảm, tức gây tê cho những phẫu thuật nâng mũi, sửa mi mắt (bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng). Trong trường hợp nếu người phẫu thuật sợ thì bác sĩ có thể dùng thêm t.huốc a.n t.hần và giảm đau. Riêng với các phẫu thuật thẩm mỹ phức tạp, như đặt túi ngực, thì phải gây mê để bảo đảm an toàn trong và sau mổ.

Để hạn chế những trường hợp bị tai biến (nhất là sốc phản vệ) do thuốc tê, hay thuốc mê thì trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần khai rõ t.iền sử của bản thân có dị ứng với loại thuốc hoặc thức ăn nào, kể cả tình trạng sức khỏe của bản thân như có mắc bệnh hen suyễn hoặc cơ địa dễ bị dị ứng với các yếu tố nào cần phải khai kỹ cho bác sĩ biết.

Đối với bác sĩ trước khi thực hiện gây tê hay gây mê, phải khám, đ.ánh giá người bệnh một cách tỉ mỉ, khám lâm sàng và làm tất cả xét nghiệm cận lâm sàng để kịp thời phát hiện những bệnh lý kèm theo, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Nếu đã tìm ra được các dị nguyên thì bác sĩ phải xử trí yếu tố nguy cơ này để bảo đảm an toàn cho người bệnh trong cuộc mổ.

Với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng với thuốc hay thức ăn, nên chủ động đến bệnh viện da liễu làm những tầm soát dị nguyên, biết được những dị nguyên để chủ động tránh được những nguy hiểm cho bản thân.

Ng.Thạnh

Theo nguoilaodong

10 hoạt động khám, chữa bệnh ấn tượng nhất 2019 của TP.HCM

Sáng 1-1, Sở Y tế TP.HCM chính thức công bố 10 hoạt động khám, chữa bệnh ấn tượng trong năm 2019.

10 hoat dong kham chua benh an tuong nhat 2019 cua tphcm 1f87c6

Kích hoạt báo động đỏ tại Bệnh viện Nhân dân 115, cứu sống thanh niên bị dập tim do tấm bêtông đè – Ảnh: Tư liệu

10 hoạt động khám, chữa bệnh nổi bật trong năm 2019 của ngành Y tế TP.HCM:

1. Bác sĩ trạm y tế kết nối từ xa với bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố nhằm tạo niềm tin và thu hút người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại 24 trạm y tế điểm.

Mỗi trạm y tế điểm được ưu tiên cấp ngân sách để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thiết yếu theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Các trạm này đều có hai bác sĩ và được kết nối từ xa với bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố. Ngoài ra còn được trung tâm y tế và bệnh viện quận, huyện hỗ trợ cung ứng thuốc, luân phiên bác sĩ, hỗ trợ cấp cứu người bệnh theo quy trình báo động đỏ.

2. Bệnh viện thành phố hỗ trợ toàn diện cho các bệnh viện quận, huyện còn gặp khó khăn

Cụ thể, Bệnh viện Nhân dân Gia Định hỗ trợ Bệnh viện quận 9 (năm thứ hai); Bệnh viện Nhân dân 115 hỗ trợ Bệnh viện huyện Bình Chánh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hỗ trợ Bệnh viện huyện Cần Giờ, Bệnh viện quận Thủ Đức hỗ trợ Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện quận 2 hỗ trợ Bệnh viện huyện Nhà Bè.

3. Đào tạo cấp cứu ngoại viện và ban hành khuyến cáo nâng cao năng lực cấp cứu tại các bệnh viện

Năm 2019, Sở Y tế TP.HCM lần đầu xây dựng chương trình đào tạo cấp cứu ban đầu ngoài bệnh viện dựa theo tài liệu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.

Sở cũng đã tổ chức khóa đào tạo cho 40 học viên là các bác sĩ đang trực tiếp tham gia mạng lưới cấp cứu tại 31 trạm vệ tinh. Ban hành khuyến cáo nâng cao năng lực cấp cứu của các bệnh viện và những cơ sở khám, chữa bệnh.

4. Phát triển kỹ thuật điều trị chuyên khoa sâu kết hợp quy trình báo động đỏ đã cứu sống nhiều trường hợp nguy kịch.

5. Cung cấp thêm tiện ích cho người dân khi cần tra cứu nơi khám, chữa bệnh phù hợp.

Với ứng dụng “Tra cứu nơi khám bệnh”, người dân hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp.

Ứng dụng này sẽ cho người dân biết khoảng cách từ nhà, phòng khám hay bệnh viện được đ.ánh giá chất lượng tốt, khám trong giờ hay ngoài giờ… Thậm chí có thể tham khảo giá khám dịch vụ, thời gian chờ khám.

6. Triển khai khảo sát trải nghiệm của người bệnh sau thời gian nằm điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.

Từ năm 2019, Sở Y tế TP.HCM chính thức triển khai khảo sát trải nghiệm của người bệnh sau thời gian nằm điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Từ đó sẽ có các hoạt động cải tiến chất lượng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.

Kết quả khảo sát trải nghiệm người bệnh năm 2019 của các bệnh viện: 8 vấn đề cần được lãnh đạo các bệnh viện quan tâm đầu tư và cải tiến đối với khu vực điều trị nội trú.

7. Nhiều sản phẩm y tế thông minh đưa vào sử dụng hướng tới phục vụ người bệnh, nhân viên y tế và nhà quản lý.

Năm 2019 có 94 sản phẩm tham dự bình chọn và 37 sản phẩm được Sở Y tế giới thiệu nhân rộng. Trong đó 20 sản phẩm xuất sắc đã được trao giải.

8. Đ.ánh giá và công khai kết quả chất lượng phòng khám đa khoa và bệnh viện.

Từ tháng 6 đến tháng 10-2019, Sở Y tế TP.HCM đ.ánh giá chất lượng 202 phòng khám đa khoa theo bộ “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM phiên bản 3.0”.

Từ tháng 11 đến tháng 12-2019, Sở Y tế TP.HCM đáng giá chất lượng 110 bệnh viện trực thuộc theo “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0” do Bộ Y tế ban hành.

9. Kết nối 99,61% nhà thuốc công lập và tư nhân trên địa bàn TP.HCM vào cổng dữ liệu dược quốc gia. Sau một năm triển khai đã có 6.984/7.011 nhà thuốc (99,61%) thực hiện kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu dược quốc gia.

Có 91 đơn vị cung cấp phần mềm kết nối.

10. Triển khai hiệu quả cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành y tế TP.HCM, nâng tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 đạt trên 90%.

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *