Bệnh nhân 55 t.uổi bị hở van tim và hẹp tắc động mạch vành, được bác sĩ phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thành công.
Bệnh nhân quê ở Nam Định nhập viện Việt Đức trong tình trạng khó thở khoảng 2 tháng nay. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hở van tim nặng kết hợp với hẹp tắc động mạch vành cần phải được phẫu thuật sớm.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Tú, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết người bệnh có triệu chứng tim mạch không quá nặng, dự kiến được mổ tạo hình van hai lá và bắc cầu các động mạch vành. Để bắc cầu động mạch vành thì có thể dùng tĩnh mạch hiển ở chân, động mạch quay ở tay hoặc động mạch ngực trong ở sau xương ức để thực hiện. Với phần lớn người bệnh van tim và mạch vành khác, đây chỉ là một phẫu thuật tim mạch thường quy.
Tuy nhiên, bệnh nhân này là trường hợp đặc biệt do lùn bẩm sinh và béo phì. Ông chỉ cao 120 cm, cân nặng tới 60 kg (chỉ số BMI = 41.7, người bình thường khoảng 22). Tình trạng béo phì làm cho chân tay không thể nâng đỡ cơ thể, từ lâu người bệnh đã không tự đi lại được. Tình trạng sức khỏe của người bệnh được tiên lượng sẽ gây khó khăn về vận động, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục sau mổ.
Chân của người bệnh quá ngắn và lớp mỡ dưới da quá dày nên bác sĩ không thể lấy được mạch m.áu để làm cầu nối cho mạch vành. Ảnh: Thảo My.
Tiến sĩ Tú cho biết, quyết định phẫu thuật cho người bệnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vật liệu sử dụng để bắc cầu động mạch vành. Tay và chân của người bệnh quá ngắn và lớp mỡ dưới da quá dày nên không thể lấy được mạch m.áu để làm cầu nối cho mạch vành. Bên cạnh đó, xương ức bị cong vồng lên khiến các bác sĩ cũng không thể lấy được động mạch ngực trong để làm cầu nối như các bệnh nhân khác.
Để giải quyết khó khăn trên, kíp mổ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đi đến quyết định sáng tạo và cũng rất táo bạo là lấy tĩnh mạch hiển từ con trai của người bệnh. Đây là giải pháp duy nhất để có vật liệu làm cầu nối động mạch vành cho bệnh nhân, điều mà chưa từng được thực hiện ở Việt Nam trước đây.
Khó khăn hơn, vị trí để thực hiện các cầu nối động mạch vành là động mạch chủ lên (còn gọi là cuống tim) của người bệnh vôi hóa nặng nhiều chỗ, điều rất hiếm gặp ở người đàn ông 55 t.uổi. Do đó, khi phẫu thuật, phẫu thuật viên phải tận dụng từng milimet vùng cuống tim bị vôi ít nhất để thực hiện cầu nối. Nếu thực hiện miệng nối ở vùng vôi hóa có thể dẫn tới các biến chứng nguy kịch ở động mạch chủ hoặc trôi các cục vôi, xơ vữa lên não gây nhồi m.áu não, người bệnh có thể t.ử v.ong ngay trong mổ.
Hai kíp mổ được tiến hành đồng thời và nhịp nhàng. Kíp thứ nhất lấy tĩnh mạch hiển 2 chân của con trai người bệnh và chuyển sang cho kíp thứ 2, khi kíp này đã bộc lộ được tim của người bệnh. Kỹ thuật tạo hình van tim đồng thời với bắc cầu động mạch vành được tiến hành ngay sau đó. Ca mổ kéo dài 4 giờ đã thành công. Trái tim bệnh nhân hồi phục.
Sau mổ, diễn biến của người bệnh rất thuận lợi, rút ống thở. Sau một tuần, hiện bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn, tự ăn uống và sinh hoạt bản thân, siêu âm tim và các xét nghiệm đều cho kết quả tốt.
Lê Nga
Theo VNE
Hở van tim 2 lá và các biến chứng nguy hiểm cần phải biết
Suy tim, rung nhĩ, tăng áp lực động mạch phổi là 3 biến chứng nguy hiểm mà người bị hở van tim 2 lá thường gặp phải. Tuy nhiên, nỗi lo này có thể được gạt bỏ nếu người bệnh được điều trị tích cực, đúng phương pháp.
Hở van tim 2 lá khi nào nguy hiểm?
Hở van tim 2 lá là tình trạng van hai lá đóng không khít khiến một lượng m.áu bị trào ngược trở lại buồng tim trước đó thay vì được bơm ra hệ tuần toàn. Mức độ nguy hiểm của hở van tim 2 lá phụ thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng, biến chứng đi kèm.
Hở van tim 2 lá càng nhiều, nguy hiểm càng tăng
– Hở van tim 2 lá 1/4 – mức độ nhẹ
Mức độ hở 1/4 được coi là mức độ nhẹ nhất nếu không có triệu chứng, được gọi là hở van sinh lý chưa cần phải điều trị. Nếu có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực thì đó là hở van bệnh lý, cần dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
– Hở van tim 2 lá 2/4 – mức độ trung bình
Ở mức độ này ít khi có chỉ định phải thay van, nhưng dễ chuyển biến sang trạng thái nặng hơn. Đặc biệt khi hở van 2 lá 2/4 đi kèm hở van 3 lá, van động mạch chủ hoặc có kèm tăng huyết áp, bệnh mạch vành… thì sẽ nguy hiểm hơn, cần được điều trị tích cực.
– Hở van tim 2 lá 3/4 – mức độ nặng
Giai đoạn này các triệu chứng khó thở, đau thắt ngực, đ.ánh trống ngực, mệt mỏi, ho khan gần như bùng phát cùng một lúc và người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn. Nhiều người bệnh hở van 2 lá 3/4 phải thay van tim ở thời điểm này.
– Hở van tim 2 lá 4/4 – mức độ rất nặng
Đây là mức độ hở van nặng nhất, người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong cao do suy tim, rối loạn nhịp, phù phổi cấp và các cơn hen tim cấp tính, nếu không được điều trị tích cực hoặc can thiệp thay van tim
Ba biến chứng thường gặp của hở van tim 2 lá
Suy tim, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi là những biến chứng của hở van 2 lá, người bệnh cần nhận biết để có hướng xử trí kịp thời.
Suy tim – biến chứng âm thầm
Hở van 2 lá khiến tim phải co bóp nhiều hơn để duy trì đủ m.áu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu ngày làm cơ tim dày lên, buồng tim giãn và nhanh chóng dẫn đến suy tim.
Hở van tim 2 lá về lâu dài sẽ gây ra dày thất trái – Một trong những căn nguyên của suy tim
Rung nhĩ gây ngừng tim
Hở van tim 2 lá làm m.áu bị ứ lại ở buồng tâm nhĩ trái, lâu ngày có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đ.ập nhanh, hỗn loạn gây ra cơn rung nhĩ. Đây là một dạng của rối loạn nhịp tim cấp tính (tim đ.ập nhanh bất thường và hỗn loạn). Rung nhĩ có thể tạo cục m.áu đông di trú lên não gây đột quỵ.
Tăng áp động mạch phổi
Van động mạch chủ là van tim nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ kiểm soát dòng m.áu được bơm ra khỏi tim theo một chiều cố định. Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín, dẫn đến một phần m.áu bị trào ngược trở về tim sau khi đã vào động mạch chủ. Mức độ hở van càng lớn, lượng m.áu trào ngược vào tim càng nhiều và mức độ nguy hiểm càng cao.
Cách giảm rủi ro, ngừa biến chứng do hở van tim
Hở van tim khó có thể chữa khỏi, nhưng người bị hở van tim có thể giảm thiểu được sự nguy hiểm, sống lâu hơn nếu có được phương pháp đúng cách. Một số cách đẩy lùi hở van tim 2 lá thường được áp dụng bao gồm:
– Sử dụng thuốc điều trị: thuốc hạ huyết áp, mỡ m.áu, chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm nhịp tim…
– Ăn uống khoa học: Người bệnh hở van tim nên ăn những thực phẩm/món ăn tốt cho tim mạch như cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả. Không nên ăn quá mặn, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo .
– Phẫu thuật:Sửa van tim, thay van là cần thiết trong các trường hợp sử dụng thuốc không kiểm soát được triệu chứng. Chi phí phẫu thuật hở van tim 2 lá sẽ khá tốn kém.
– Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe:Khi phải đối diện với nguy cơ biến chứng, người bệnh hở van tim 2 lá có thể tìm đến sản phẩm hỗ trợ để giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Theo congthuong