Trí tuệ nhân tạo giảm áp lực cho y bác sĩ lẫn người bệnh

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế đang được đ.ánh giá sẽ giúp giảm bớt áp lực căng thẳng cho các nguồn tài nguyên nhân lực, vật lực, tạo thêm thời gian cho những tương tác hiệu quả hơn giữa bác sĩ và người bệnh.

tri tue nhan tao giam ap luc cho y bac si lan nguoi benh f00629

Chẩn đoán hình ảnh chụp tia X phần ngực bằng thuật toán DLAD – Ảnh: Twitter của ERICTOPOL

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine cho thấy trung bình các bác sĩ mất khoảng 49% thời gian làm việc của họ để điền thông tin vào các hồ sơ bệnh án điện tử và làm việc bàn giấy, chỉ 27% tổng thời gian của họ dành cho thăm khám lâm sàng trực tiếp người bệnh.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Đại học California, San Francisco nhận thấy 82% dữ liệu được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử là dạng thông tin kiểu “copy-paste” hoặc nhập tự động, chỉ 18% thông tin được nhập liệu thủ công. Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân làm gia tăng lỗi/sự cố y khoa và dẫn tới những quyết định chẩn trị sai lầm, gây hại hoặc nguy hiểm cho người bệnh.

Thật may khi đây chính là lĩnh vực AI có thể giúp đỡ các bác sĩ và ngành y tế. Các mạng lưới thần kinh nhân tạo, công nghệ nền tảng của các thuật toán học sâu (deep learning), rất giỏi trong việc tìm ra những khía cạnh liên quan, mối tương quan giữa một khối dữ liệu khổng lồ, lộn xộn, chưa được sắp xếp như hình ảnh, âm thanh và văn bản.

Trong lĩnh vực y khoa, các thuật toán AI có thể tự động hóa một số nhiệm vụ trước đây tốn rất nhiều sức người. Chẳng hạn, những thuật toán này có thể giảm tải nỗi khổ phải ghi chép khi thăm khám bệnh nhân cho các bác sĩ.

Đã có những nỗ lực lớn trong lĩnh vực này, trong đó có dự án của Microsoft và Google. Các thuật toán máy học (machine learning) có thể trích xuất những thông tin ý nghĩa từ việc thăm khám bệnh nhân, nhập thông tin người bệnh vào hồ sơ bệnh án điện tử.

Có nhiều lĩnh vực y khoa mà AI có thể giúp cải thiện tốc độ cũng như độ chính xác cho công việc chuyên môn của bác sĩ như phân tích ảnh chụp/chiếu, tìm kiếm thông tin liên quan trong các bệnh án.

Theo trang web của ĐH Harvard, gần đây thế giới đã ghi nhận hiệu quả của hai sự ứng dụng AI mang lại lợi ích cho cả bác sĩ lẫn người bệnh khi đưa ra những chẩn đoán nhanh chóng, đơn giản.

Thuật toán đầu tiên giúp giải quyết nhiệm vụ phân loại hình ảnh với hiệu quả vượt trội. Mùa thu năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và CĐ Y khoa Hàn Quốc đã phát triển ra thuật toán có tên DLAD để phân tích các ảnh chụp tia X phần ngực và phát hiện những khối u phát triển bất thường có thể là tín hiệu ung thư.

Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh của thuật toán này đã được so sánh với khả năng phát hiện bệnh của nhiều bác sĩ khi cùng xem xét các ảnh chụp X-quang giống nhau và ứng dụng DLAD đã làm tốt hơn 17/18 bác sĩ .

Thuật toán thứ hai là thành tựu của các nhà nghiên cứu thuộc dự án ứng dụng AI trong y tế của Google, và cũng đạt được trong mùa thu năm 2018 có tên LYNA giúp xác định các khối u di căn ở vú từ các mẫu sinh thiết hạch bạch huyết.

Điều đáng nói, thuật toán LYNA có khả năng phát hiện cả những khu vực nghi có bệnh mắt thường không thể phân biệt trong các mẫu sinh thiết mà người và máy cùng xem xét.

Theo tuoitre

Phẫu thuật robot – chìa khóa mở cánh cửa công nghệ 4.0

Phẫu thuật bằng robot được đ.ánh giá là bước tiến trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao, mở đầu cho xu hướng tiếp cận công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế.

Việc ứng dụng những hệ thống robot hiện đại nhất thế giới tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM không những nâng tầm y học của nước nhà mà còn mở ra cơ hội cho người bệnh được điều trị hiệu quả, với chi phí chỉ bằng 1/10 so với ra nước ngoài phẫu thuật.

phau thuat robot chia khoa mo canh cua cong nghe 40 9c2cbb

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đang ứng dụng robot trong phẫu thuật

Thêm cơ hội cho người bệnh

Tháng 1-2016, ca phẫu thuật đầu tiên do robot Da Vinci thực hiện trên người lớn tại Bệnh viện (BV) Bình Dân đã mở ra cánh cửa mới về phẫu thuật bằng robot tại TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ thời điểm đó, người bệnh đến khám, điều trị phẫu thuật tại các khoa Ngoại tổng quát và Tiết niệu của BV Bình Dân được phẫu thuật bằng robot Da Vinci thế hệ Si. Tiếp nối thành công ban đầu, tháng 11-2018, BV Bình Dân thực hiện phẫu thuật robot khẩn cấp cho một thai phụ thoát khỏi nguy cơ sốc n.hiễm t.rùng đường mật, đảm bảo an toàn cho song thai 17 tuần t.uổi. Đáng chú ý, đơn vị này đã ứng dụng robot phẫu thuật trong phẫu trị ung thư gan. Người đầu tiên được thụ hưởng kỹ thuật này là ông C.M.T. (59 t.uổi, ngụ tại Long An) đã được robot cắt an toàn cả 2 thùy gan trái bị ung thư.

Hiện phẫu thuật robot tại BV Bình Dân đã trở thành phẫu thuật thường quy với 18 ê kíp phẫu thuật robot được đào tạo tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Nhiều trường hợp bệnh khó đã được phẫu thuật thành công với sự trợ giúp của hệ thống robot phẫu thuật.

Theo TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV Bình Dân, phẫu thuật bằng robot có ưu thế hơn phẫu thuật nội soi bình thường nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp BS ngoại tổng quát và tiết niệu thực hiện được những phẫu thuật phức tạp với độ chính xác cao và thuận lợi hơn. “Đến nay, đã có 858 trường hợp được phẫu thuật bằng robot với các chuyên khoa (gồm 499 ca ngoại tiết niệu, 359 ca ngoại tổng quát và lồng ngực). Bên cạnh đó, các chuyên gia phẫu thuật của BV Bình Dân không chỉ tham gia hỗ trợ chuyển giao công nghệ phẫu thuật robot cho các BV trong nước mà còn được các BV trong khu vực đ.ánh giá cao và mời sang hỗ trợ kỹ thuật”, BS Trần Vĩnh Hưng cho hay.

Cùng với BV Bình Dân, BV Chợ Rẫy là đơn vị thứ 2 tại TPHCM thực hiện phẫu thuật bằng robot. Điều này cũng tạo dấu ấn lần đầu tiên tại Việt Nam, các BS dùng robot thay cho sức người để thực hiện việc lấy thận ghép từ người cho sống. Thao tác nhanh, chính xác đến từng chi tiết nhỏ của cánh tay robot không chỉ giúp người hiến thận sớm bình phục mà còn mang đến thành công ngoài mong đợi cho người nhận thận hiến, tránh được rủi ro trong quá trình ghép và chăm sóc hậu phẫu. Phẫu thuật robot cũng đã trở thành thường quy tại BV Chợ Rẫy, từ tháng 7-2017 đến nay đã thực hiện gần 200 trường hợp phẫu thuật cho các chuyên khoa Tiết niệu, Tiêu hóa, Gan – Mật – Tụy, Ngoại lồng ngực…

Tiệm cận công nghệ thế giới

Đầu năm 2019, BV Nhân dân 115 tạo nên tiếng vang trong giới y khoa Việt Nam khi trở thành đơn vị đầu tiên ở khu vực châu Á thực hiện thành công kỹ thuật mổ u não bằng robot Modus V Synaptive thế hệ thứ 2. Bệnh nhân Việt Nam đầu tiên được tiếp cận kỹ thuật này là một phụ nữ 67 t.uổi, ngụ tỉnh Tây Ninh. Bệnh nhân được chẩn đoán có một khối u kích thước 15-20mm ở vùng trán bên trái. Khối u phát triển gây tổn thương, phù nề xâm lấn xung quanh ảnh hưởng đến chức năng ngôn ngữ của người bệnh và đe dọa trực tiếp đến sinh mạng. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị, robot thần kinh Modus V Synaptive và 2 chuyên gia kỹ thuật đến từ Canada và Australia, ê kíp gồm 3 bác sĩ của BV Nhân dân 115 đã phẫu thuật bóc tách lấy nguyên khối u 20mm trong não của người bệnh. Ca mổ chỉ kéo dài trong vòng 90 phút, hoàn thành sớm hơn dự kiến 30 phút.

TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết robot Modus V Synaptive được đưa vào sử dụng tại BV là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại nhất trong giới phẫu thuật thần kinh và sử dụng thường xuyên tại các trung tâm phẫu thuật lớn ở Mỹ, Canada, Australia. Hệ thống robot này được tích hợp đa chức năng tối ưu hình ảnh, lập kế hoạch phẫu thuật, định hướng… cung cấp cho phẫu thuật viên những tiến bộ công nghệ mới nhất để thực hiện các cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phù hợp với thông số riêng của từng bệnh nhân.

“Không chỉ hiệu quả, robot phẫu thuật còn giúp người bệnh không phải ra nước ngoài điều trị mà còn thụ hưởng chi phí rẻ hơn rất nhiều. Với mức chi trả khoảng 30%-40% từ bảo hiểm y tế, phẫu thuật robot tại Việt Nam đang có giá thành rẻ hơn 5-7 lần so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Phẫu thuật robot đang dần trở thành sự lựa chọn khả thi và hiệu quả, từng bước thay thế phẫu thuật nội soi và các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn khác tại Việt Nam”, BS Phan Văn Báu nhận định.

THÀNH AN

Theo saigondautu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *