Thức ăn giúp bổ m.áu

M.áu là một loại tổ chức thể lỏng, tràn đầy trong hệ thống mạch m.áu tim – não, nuôi dưỡng các cơ quan và tổ chức cơ thể. Thiếu m.áu có thể được điều trị với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

M.áu do huyết tương, huyết cầu, nước tạo thành. Huyết tương có 3 chức năng lớn là nuôi dưỡng, vận chuyển và miễn dịch. Huyết cầu bao gồm 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chúng đều đến từ nguồn tế bào gốc trong tủy xương. Hồng cầu là một loại tế bào với số lượng nhiều nhất trong m.áu. Chủ yếu có chứa hemoglobin (protein sắt), theo đó làm cho m.áu mang màu đỏ. Bạch cầu là những “vệ sĩ” trong cơ thể, là quân chủ lực đề kháng với “kẻ ngoại xâm” (chẳng hạn vi khuẩn…).

Biểu hiện lâm sàng chính của thiếu m.áu: chóng mặt, mất sức, hồi hộp, thở ngắn, sắc mặt trắng nhạt; kèm có xuất huyết thì biểu hiện: xuất huyết dưới da, bầm tím, ra m.áu cam, ra m.áu chân răng, phụ nữ ra kinh quá kinh và phát sốt…

thuc an giup bo mau f47f39

Những loại bệnh thiếu m.áu thường gặp?

Thiếu m.áu thường gặp gồm 2 loại lớn:

Thiếu m.áu do dinh dưỡng: do hấp thu chất dinh dưỡng nào đó không đủ mà gây ra thiếu m.áu. Chủ yếu gồm thiếu m.áu do thiếu sắt và thiếu m.áu hồng cầu to.

Thiếu m.áu do rối loạn chức phận tạo m.áu: do rối loạn tổ chức tạo m.áu trong tủy xương gây ra thiếu m.áu.

Thiếu m.áu do thiếu sắt là gì?

Thiếu m.áu do thiếu sắt là một loại thiếu m.áu thường gặp, hemoglobin và hồng cầu trong m.áu giảm, thuộc loại thiếu m.áu nhược sắc, thường gặp ở trẻ sơ sinh, thiếu nữ t.uổi dậy thì, phụ nữ mang thai.

Triệu chứng gồm: hồi hộp, lo sợ, mất ngủ, sắc mặt trắng nhạt, da khô, lông tóc rơi rụng, móng phẳng…

Nguyên nhân chính là do thiếu sắt gây ra.

– Trong ăn uống không hấp thu.

– Mất m.áu quá nhiều, như: k.inh n.guyệt quá nhiều, trĩ ra m.áu…

– Rối loạn hấp thu sắt, như: viêm dạ dày mạn tính, phẫu thuật dạ dày…

Thiếu m.áu hồng cầu to là gì?

Thiếu m.áu hồng cầu to còn gọi là thiếu m.áu dinh dưỡng, thiếu m.áu nghiêm trọng hơn, sự suy giảm hồng cầu thấy rõ hơn so với sự suy giảm hemoglobin. Chủ yếu do thiếu vitamin B12 hoặc axít folic gây ra. Gặp nhiều ở trẻ nhỏ, phụ nữ thời kỳ mang thai và cho con bú.

Biểu hiện lâm sàng gồm: triệu chứng hồng cầu to tăng nhiều, hấp thu kém, tiêu chảy, viêm lưỡi, viêm thần kinh ngoại biên.

Thiếu m.áu do rối loạn chức phận tạo m.áu là gì?

Thiếu m.áu do rối loạn chức phận tạo m.áu do tế bào gốc tủy xương bị tổn thương, dẫn đến toàn bộ hay một phần chức năng tạo m.áu suy giảm, với triệu chứng chính là giảm toàn bộ tế bào m.áu. Biểu hiện lâm sàng là thiếu m.áu tiến triển, xuất huyết, bội nhiễm và giảm tế bào m.áu toàn bộ. Bệnh gặp nhiều ở người trẻ t.uổi. Những nguyên nhân gây bệnh như sau:

Nhân tố hóa học: tiếp xúc benzen, kim loại nặng, sulfamide, kháng sinh (Chloramphenicol), t.huốc a.n t.hần (Barbital)…

Nhân tố vật lý: tia phóng xạ như tia X, chất đồng vị phóng xạ…

Nhân tố khác: khối u ác tính, suy thận mạn tính, xơ gan…

Người bệnh thiếu m.áu do rối loạn chức phận tạo m.áu về mặt ăn uống cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bản thân.

Có những nguyên tắc điều trị dinh dưỡng của bệnh thiếu m.áu?

Ăn uống giàu đạm: protein là nguyên liệu tạo ra hemoglobin, nên chú ý bổ sung từ bữa ăn, hàng ngày mỗi kilôgam cân nặng cần 1,5g protein. Có thể chọn dùng thức ăn chứa đạm tốt như: gan động vật, thịt nạc, trứng, sữa và chế phẩm đậu.

Tăng lượng cung cấp chất sắt: sắt là thành phần chính tạo ra hemoglobin. Ngoài số lượng ra, còn phải chú ý về chủng loại. Sắt trong thực phẩm động vật dễ hấp thu hơn, chẳng hạn như: thịt nạc, nội tạng (gan), lòng đỏ trứng… Sắt trong thực ph ẩm thực vật tỉ lệ hấp thu kém hơn. Người ta còn khuyến cáo dùng vật dụng nấu nướng bằng sắt sẽ có ích hơn.

Ngoài ra, cần giảm những nhân tố ảnh hưởng việc hấp thu sắt, ít dùng bó xôi và củ niễng… vì có chứa axít oxalic.

Tăng cung cấp vitamin C. Vitamin C có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt, có thể tăng tỉ lệ hấp thu gấp 5 -10 lần. Rau cải và trái cây tươi chứa nhiều vitamin C, khi cần thiết có thể bổ sung viên vitamin C.

Tăng cung cấp vitamin B12: nội tạng động vật (gan, cật), thịt nạc, đậu xị (đậu nành chế muối), đậu tương… đều là nguồn cung chính vitamin B12.

Tăng hấp thu axít folic: rau lá màu xanh là nguồn chính của axít folic, tương tự như vitamin C khi gặp nhiệt dễ bị phá hỏng, còn nên chú ý phương pháp chế biến, cố gắng giảm mất mát.

Sắp xếp bữa ăn cho người bệnh thiếu m.áu như thế nào?

thuc an giup bo mau 6c915d

Bữa ăn hàng ngày có thức ăn động vật và thức ăn thực vật bổ sung lẫn nhau

– Phối hợp “chay” và “mặn”, dinh dưỡng hợp lý. Bữa ăn hàng ngày có chay có mặn, làm cho thức ăn động vật và thức ăn thực vật bổ sung lẫn nhau.

– Ăn nhiều rau cải và trái cây tươi, có chứa nhiều vitamin C, trái cây tốt nhất dùng sau bữa ăn, có ích cho việc hấp thu sắt.

– Ăn ít, chia nhiều bữa, cố gắng đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng, đối với người bệnh chán ăn càng nên như vậy.

Những thức ăn nào giúp bổ m.áu?

Thiếu m.áu thuộc phạm trù huyết hư trong Đông y. Điều trị với ích khí bổ huyết là chính. Thức ăn và thuốc có tác dụng bổ huyết gồm: long nhãn, gan heo, đại táo, nấm mèo đen (hắc mộc nhĩ), đương quy, a giao, địa hoàng, hà thủ ô, tang thầm…

LY.DS. BÀNG CẨM

Theo SK&ĐS

Ăn gan cần biết những điều này để khỏi ‘hạ độc’ cơ thể

Vì gan là nơi tập chứa độc và trung hòa độc tố nên nhiều người cho rằng ăn gan động vật gây hại. Thế nhưng thực tế gan không lưu trữ chất độc mà còn rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên phải biết cách để ăn gan cho đúng.

an gan can biet nhung dieu nay de khoi ha doc co the c1b9d0

Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu khoa học, gan rất tốt cho t.rẻ e.m, phụ nữ nuôi con nhỏ, những người cần bổ sung sắt do thiếu m.áu. Tuy nhiên do gan là nơi lưu giữ và đào thải độc tố nên nhiều người nghi ngại gan động vật có hại cho sức khỏe. Quan niệm “ăn gan bổ gan”, hay ” thương con cho ăn tiết, g.iết c.on cho ăn gan” đều không đúng. Vì khi thực phẩm vào cơ thể, dạ dày và ruột sẽ có nhiệm vụ p.hân h.ủy chúng, và chỉ có chất dinh dưỡng được hấp thu. Và gan không lưu trữ độc, nó chỉ đào thải. Độc tố sẽ được đưa khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu.

Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật

Giàu protein: Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho t.rẻ e.m trong độ t.uổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.

Dồi dào vitamin: Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu m.áu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.

an gan can biet nhung dieu nay de khoi ha doc co the 5831ea

Ảnh minh họa: Internet

Khoáng chất: Gan cũng chứa rất nhiều chất sắt, kẽm và selen. Sắt là nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố, nó hỗ trợ chữa bệnh mù màu, còi xương và thiếu m.áu. Kẽm giúp phục hồi tế bào, chữa lạnh vết thương, và duy trì sức đề kháng. Selen lại là chất chống oxy hóa, nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe nam giới. Hai loại gan dồi dào sắt nhất là gan gà và gan lợn. 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt.

Gan bê chứa vitamin A cần thiết và quan trọng đối với mắt, da, răng, xương và mô mềm. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin B6 và B12 có trong gan bê giúp hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Gan vịt giàu protein, khoáng chất và vitamin bao gồm nguyên tố đồng, vitamin A, và 9 axit amin thiết yếu. Chúng còn rất quan trọng trong việc xây dựng xương, kích thích hoóc môn, và điều chỉnh nhịp tim của bạn. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã chỉ ra rằng đồng có tính chống ôxy hóa và có thể giúp chống lại bệnh ung thư.

Gan cá thu Những lợi ích từ loại gan này là tinh dầu có trong chúng. Tinh dầu trong gan cá thu đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Giống như nhiều loại tinh dầu cá, nó chứa các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, vitamin D, axit omega-3, và chứa chất béo bão hòa ít hơn so với những loại dầu khác.

an gan can biet nhung dieu nay de khoi ha doc co the 6d6c7c

Ảnh minh họa: Internet

Gan gà hữu cơ chứa vitamin B12, có thể ngăn ngừa mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Gan lợn là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin C, nicotilic, a-xít folic. Ăn gan lợn giúp điều tiết chức năng hệ thống m.áu, phòng ngừa bệnh thiếu m.áu do thiếu sắt hoặc còi xương.

Những lưu ý khi ăn gan

Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn: Gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Nếu một lúc ăn quá nhiều sẽ nạp vào một lượng lớn cholesterol, dẫn đến xơ cứng động mạch và làm bệnh tim mạch nặng thêm. Cho nên bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn.

Trong khi việc tiêu thụ lượng gan vừa phải có lợi cho sức khỏe thì việc ăn quá nhiều gan lại gây hại do gan rất nhiều cholesterol. Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần)

Nên chọn gan của con vật khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gan lợn thường xuyên: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan lợn thì sẽ dẫn đến lượng vitamin A trong cơ thể quá nhiều. Vitamin A trong cơ thể thai phụ vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tổn thương da, thai nhi cũng có thể dẫn đến bị dị dạng.

Gan và các nội tạng khác cũng rất giàu purines, làm cho bệnh gout và sỏi thận nặng thêm.

an gan can biet nhung dieu nay de khoi ha doc co the 0e2bcb

Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn thích ăn gan gấu thì có thể bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau khớp và trong 1 số trường hợp sẽ t.ử v.ong do ngộ độc vitamin A.

Không ăn gan lợn cùng thực phẩm giàu vitamin C như cần, rau mùi, cải xoăn, giá đỗ, súp lơ. Do gan động vật chứa hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Gan lợn giúp bổ m.áu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Nên ngâm gan trong nước muối để những chất độc trong gan mới được p.hân h.ủy phần nào. Bởi các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết thì những chất độc đó sẽ sót lại ở m.áu trong gan, khi ăn có thể dẫn đến bệnh ung thư, m.áu trắng hoặc các bệnh khác.

Gan tốt cho trẻ, phụ nữ thiếu m.áu, cho con bú, trong độ t.uổi sinh đẻ, thanh thiếu niên…song cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70 g đối với người lớn, với t.rẻ e.m 30-50 g.

Lưu ý mua gan của động vật không bị bệnh: Gan có màu đỏ sẫm tươi, ấn vào mặt gan dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần trên mặt gan, tránh mua hàng có màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *