Sữa đậu nành bổ dưỡng nhưng liệu bạn có đang mắc phải những lầm tưởng này về nó?

Dù là loại thức uống rất phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhưng chúng ta vẫn đang có những cách hiểu sai, hiểu lầm khi sử dụng loại đồ uống bổ dưỡng này.

Đậu nành là loại thực phẩm chứa ít calo và giàu các chất chống oxy hóa. Trong một ly sữa đậu nành nguyên chất có chứa nhiều vitamin B12, vitamin B2, chất xơ, protein và các axit amin thiết yếu. Bởi vậy, sữa đậu nành được nhiều người ở mọi lứa t.uổi ưa thích, đặc biệt hay sử dụng làm bữa sáng trong ngày kết hợp với bánh bao, bánh mì…

Vì mang nhiều dưỡng chất bổ dưỡng mà lại rất ngon miệng nên ít người chú ý đến cách thưởng thức sữa đậu nành như thế nào mới tốt nhất cho sức khỏe hay nhóm người nào không nên uống sữa đậu nành, cách bảo quản, lợi ích sữa đậu nành mang lại. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!

Không thể thêm đường nâu vào sữa đậu nành?

Đường nâu là loại đường khá thông dụng trong cuộc sống, được làm từ mía, có màu nâu do chưa được tinh luyện.

Có ý kiến cho rằng, không nên thêm đường nâu vào sữa đậu nành. Bởi vì các axit hữu cơ trong đường nâu sẽ làm protein trong sữa đậu nành bị biến tính, phá hủy canxi, làm mất dinh dưỡng của sữa. Thực tế, bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

sua dau nanh bo duong nhung lieu ban co dang mac phai nhung lam tuong nay ve no 24a8e5

Đầu tiên, vấn đề biến tính protein trong cuộc sống là khá phổ biến. Các thực phẩm như đậu phụ đều được tạo nên do biến tính protein. Các chất có tính axit sau khi gặp protein sẽ hình thành kết tủa.

Kết tủa sau khi biến tính không có nghĩa thức ăn không thể tiêu hóa được. Bởi vì, axit trong dạ dày rất nhiều. Sự hiện diện của nó có lợi trong việc hệ tiêu hóa tiêu hóa protein biến tính.

Thứ hai, hàm lượng canxi trong sữa đậu nành không cao, chỉ 10mg/100g, hoàn toàn không đáng kể. Do đó, bạn có thể thoải mái cho đường đỏ vì nó cũng không làm biến chất, gây “mất mát” quá lớn cho sữa đậu nành.

Không sử dụng bình giữ nhiệt chứa sữa đậu nành?

Lý do cho điều này là một số người cho rằng bình giữ nhiệt sẽ khiến độc tố saponin trong sữa đậu nành được giải phóng. Ngoài ra, nhiệt độ trong bình giữ nhiệt phù hợp với sự sinh sản và phát triển của vi sinh vật. Nhưng đây là quan niệm không chính xác.

Trước hết, chúng ta cần phải biết rõ rằng không có độc tố saponin trong sữa đậu nành đun sôi. Do đó, khi được đựng trong bình giữ nhiệt, hoàn toàn không có hiện tượng hòa tan độc tố.

Bên cạnh đó, đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt càng an toàn hơn khi để sữa đậu nành trực tiếp tiếp xúc với không khí. Bởi vì bình giữ nhiệt sẽ giúp cản trở sữa đậu nành tiếp xúc với không khí và các vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ nên đựng trong thời gian ngắn và phải thường xuyên lau rửa bình giữ nhiệt.

sua dau nanh bo duong nhung lieu ban co dang mac phai nhung lam tuong nay ve no d37a1c

Sữa đậu nành để qua đêm không nên uống?

Điều này không đúng. Sữa đậu nành để qua đêm bạn vẫn có thể uống nhưng phải bảo quản trong điều kiện phù hợp. Để an toàn và tránh các loại vi sinh vật, vi khuẩn độc hại có thể thâm nhập, phát triển, nên đổ vào hộp có nắp đậy và bảo quản trong tủ lạnh.

Ngoài ra, tủ lạnh có thể giúp bảo quản sữa đậu nành nhưng để lâu thì không tốt, chỉ nên lưu trữ không quá 24 tiếng. Trước khi sử dụng tiếp thì nên đun sôi lại.

Uống sữa đậu nành giúp vòng 1 nảy nở hơn?

sua dau nanh bo duong nhung lieu ban co dang mac phai nhung lam tuong nay ve no a0ed3a

Sự thật là, sữa đậu nành không giúp vòng 1 đầy đặn hơn. Kích thước của ngực bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi di truyền. Sau t.uổi dậy thì, sự phát triển của ngực cũng dừng lại.

Sự đầy đặn của vòng 1 được quyết định trực tiếp bởi mức độ estrogen trong cơ thể và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài. Vòng 1 chỉ bị ảnh hưởng bởi hormone nội tiết, hoặc có thể thay đổi khi mang thai và cho con bú.

Trong sữa đậu nành có chứa thành phần kích thích estrogen là isoflavone. Tuy nhiên, hàm lượng estrogen bổ sung quá cao, chúng sẽ “cạnh tranh” với estrogen có sẵn trong cơ thể, ức chế estrogen sinh lý phát huy tác dụng. Khi đó, mức độ estrogen trong cơ thể sẽ bị suy giảm.

Nguồn: QQ, Health.com/Helino

Ăn trứng sống dễ gây ngộ độc

Chồng tôi rất thích ăn trứng gà sống vì cho rằng như vậy mới bảo toàn dinh dưỡng, mọi người khuyên không nên làm như vậy nhưng anh không nghe. Vậy ăn trứng sống có an toàn và tốt không?

Lê Thu Thảo (Hải Dương)

an trung song de gay ngo doc b35c20

1 quả trứng sống nặng khoảng 50g, chứa vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, selen, phốt-pho, folat, protein, chất béo… Trứng là một nguồn protein hoàn chỉnh. Nhưng ăn trứng sống có thể làm giảm sự hấp thu chất lượng của protein. Khoảng 90% protein trong trứng nấu chín được hấp thu nhưng chỉ 50% được hấp thu trong trứng sống. Protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn so với protein trong trứng sống.

Nếu bạn ăn trứng sống, bạn có thể không hấp thu được tất cả các protein. Biotin là một loại vitamin B hòa tan trong nước, còn được gọi là vitamin B7. Vitamin này cần thiết cho cơ thể sản xuất glucose và axit béo. Trứng sống chứa protein avidin, có thể ngăn sự hấp thu vitamin B hòa tan trong nước.

Trứng sống và chưa chế biến có thể chứa Salmonella – một loại vi khuẩn có hại. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy không chỉ trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng. Ăn trứng bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để an toàn thì bạn nên ăn trứng đã nấu chín hoàn toàn.

BS. Xuân Hương

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *