Nam thanh niên được đưa đến bệnh viện cấp cứu do sốt nhiều ngày liên tục, dù tự uống thuốc nhưng không đỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện anh bị lao màng não.
Bệnh nhân được theo dõi điều trị lao màng não tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: PN Online
Ngày 1/10, thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân H.V.L. (27 t.uổi, quê Cần Thơ) bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác do vi khuẩn lao tấn công.
Được biết, anh L. hiện đang làm việc tại Bình Dương. Trước đó, anh L. bỗng sốt liên tục 10 ngày, tự mua thuốc uống tại nhà nhưng không bớt. Sau đó, anh L. được đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị rối loạn tri giác nặng và nhận định bệnh nhân có thể bị viêm màng não, cho chỉ định chọc dịch não tủy. Kết quả chụp MRI (cộng hưởng từ) sọ não cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác, chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị lao màng não.
Sau 2 tuần điều trị, tri giác bệnh nhân có cải thiện rõ, hết sốt, gọi hỏi có đáp ứng, thực hiện được một số y lệnh đơn giản, được rút ống sonde dạ dày, có thể tự mình ăn uống. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được xuất viện về nhà, đồng thời được hướng dẫn thủ tục để tiếp tục điều trị lao tại tổ chống lao địa phương.
Trao đổi với PN Online, bác sĩ Phạm Đỗ Thanh Tuấn – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết trường hợp anh L. là một trong các trường hợp được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Mặc dù tình hình hiện tại đã ổn định và được xuất viện nhưng bệnh nhân vẫn phải liên tục điều trị kéo dài 12 tháng để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn, tránh được tình trạng kháng thuốc.
Theo bác sĩ Tuấn, lao màng não xảy ra do trực khuẩn lao gây ra ở não và màng não con người. Đây là một bệnh cảnh lao hệ thần kinh được xếp vào nhóm lao nặng do diễn tiến và đáp ứng điều trị khó lường trước được.
Tuy tỷ lệ lao màng não hiếm xảy ra, chỉ khoảng 5% trong số các bệnh lao nhưng ra tỉ lệ t.ử v.ong có thể tới 70%, để lại nhiều di chứng thần kinh không hồi phục như: sống đời thực vật, bị động kinh, bị mù, liệt vĩnh viễn…
Bác sĩ Tuấn cho rằng việc chẩn đoán sớm lao màng não rất khó do bệnh cảnh lâm sàng thay đổi và không đặc hiệu nên chỉ có khoảng 36% bệnh nhân được chẩn đoán và 6% được điều trị ngay lập tức.
Những ai cần tầm soát ung thư?
Đ.ánh vào tâm lý lo sợ bệnh ung thư, hàng loạt các gói quảng cáo tầm soát ung thư được ra đời, đưa ra nhiều thông tin khác nhau về sàng lọc ung thư.
TS BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết ông gặp rất nhiều người mang tới cho bác sĩ chỉ tờ kết quả xét nghiệm m.áu và đã lo lắng mất ăn mất ngủ vì chỉ số chỉ điểm ung thư bỗng nhiên cao chót vót.
Ví dụ như trường hợp của Nguyễn M.T. 33 t.uổi, TP.HCM đến tìm bác sĩ Vũ với tâm trạng lo lắng vì xét nghiệm CA – 125 của bệnh nhân cao bất thường. Kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư của một cơ sở y tế cho rằng bệnh nhân có nguy cơ ung thư.
Vì sợ ung thư buồng trứng, bệnh nhân đã đi nhiều bệnh viện kiểm tra và vẫn lo lắng, cứ 2, 3 tháng lại đi kiểm tra và lúc nào cũng sợ CA tăng cao. Cuối cùng, thủ phạm được xác định khiến CA – 125 tăng cao là do bệnh nhân bị viêm â.m đ.ạo.
Có bệnh nhân đi siêu âm vú có u và cũng lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ ung thư vú nằng nặc đòi chụp nhũ ảnh. Dù bác sĩ tư vấn kiểu gì cũng đòi chụp trong khi đó khám đó chỉ là nhân xơ bình thường.
Hiện nay có nhiều xét nghiệm sàng lọc ung thư. Ví dụ như xét nghiệm CEA thường được quảng cáo nhằm phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, TS Vũ cho rằng chất này cũng tăng trong nhiều bệnh lý khác như ung thư phổi, bao tử, viêm phổi, viêm ruột…đối với ung thư đại trực tràng khi bệnh phát triển mới có trên 1 số người và nếu ai cũng đi xét nghiệm CEA chỉ thêm lo lắng, tốn kém.
TS Vũ cho biết người dân quá sợ ung thư vì thế các gói sàng lọc ung thư xuất hiện ngày càng nhiều.
Những ai cần tầm soát ung thư? (Ảnh minh họa)
Ai nên sàng lọc?
BSCK II Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết một số xét nghiệm tầm soát có thể chỉ được đề xuất cho những người có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư.
Bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ ung thư được gọi là yếu tố nguy cơ ung thư. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư; và không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư.
Tuy nhiên, một số xét nghiệm tầm soát chỉ được sử dụng cho những người đã có các yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư nhất định. Những người có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người khác là như: Người có t.iền sử gia đình có người bị ung thư; hoặc có một số đột biến gen (thay đổi) có liên quan đến ung thư (trong ung thư vú, ung thư buồng trứng nếu chị em, mẹ dì có bệnh này thì tầm soát sớm và nhiều hơn).
Đối với những người này, bác sĩ Tiến cho biết họ cần được kiểm tra thường xuyên hơn hoặc bắt đầu ở độ t.uổi sớm hơn những người khác. Các xét nghiệm tầm soát được thực hiện trên những người không có triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Môi loai ung thư khac nhau se co nhưng phương tiên tâm soat khac nhau. Bơi vi, đô tuôi thương găp cua môi loai ung thư la rât khac nhau nên thơi điêm băt đâu tâm soat cung se thay đôi tuy vao loai ung thư muôn tâm soat.
BS Tiến nhấn mạnh không phai tât ca moi ngươi đêu cân đươc tâm soat đê tim nhưng bênh ly ung thư giông nhau. Va không phai moi ngươi đêu phai băt đâu tâm soat ơ cung môt đô tuôi. Vi du, nhưng ngươi co tiên căn gia đinh co ngươi măc môt sô loai ung thư thi cân đươc băt đâu tâm soat loai ung thư đo ơ đô tuôi sơm hơn so vơi nhưng ngươi khac. Môi ngươi cung co khoang thơi gian giưa cac lân tâm soat khac nhau.
Khi đi tầm soát nên đến các cơ sở chuyên khoa ung bướu và có thể tư vấn bác sĩ một số câu hỏi như: Tôi nên tâm soat loai ung thư gi? Co nhưng phương tiên nao co thê đươc dung đê tâm soat? Tôi nên băt đâu tâm soat luc bao nhiêu tuôi? Bao lâu thi tôi nên tâm soat 1 lân?
Khi ban co kêt qua tâm soat bât thương thi bac si se thưc hiên cac xet nghiêm khac chuyên sâu hơn đê xac đinh xem ban đang găp phai vân đê gi. Do đo, ban không cân phai qua lo lăng khi co kêt qua bât thương cho đên khi ban đươc bac si chuyên nganh tư vân cu thê.