Sản phụ ’sinh thuận tự nhiên’ không chịu hợp tác can thiệp y tế

Ngày 2.1, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết bệnh viện phải kiên trì thuyết phục trường hợp một sản phụ chuộng sinh thuận tự nhiên, nói không với các can thiệp y tế, theo dõi an toàn sau sinh đối với cả mẹ và bé.

san phu sinh thuan tu nhien khong chiu hop tac can thiep y te 349c4d

BVCC

Sản phụ L.K.P (32 t.uổi, địa chỉ thường trú tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tạm trú tại TP.Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng cấp cứu sau khi sinh thường tại nhà, được nhân viên Cấp cứu 115 cắt dây rốn và đưa đến Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng điều trị theo dõi.

Kỷ lục sản phụ với nhiều cái “không”

Mặc dù được cấp cứu theo dõi điều trị sau sinh nhưng cả sản phụ và người nhà hạn chế tuyệt đối việc trao đổi, tương tác, thăm khám, không cho nhân viên y tế thực hiện các quy trình tiếp xúc, can thiệp y tế cho cả mẹ và bé sau sinh.

“Người nhà không cho tiếp xúc thăm khám, thậm chí đòi đưa về và không cho đụng chạm gì đến mẹ và bé. Tuy nhiên, để theo dõi đảm bảo an toàn cho cả hai, bệnh viện đã thuyết phục giữ lại viện và huy động ê kíp bác sĩ sản khoa có nhiều kinh nghiệm với những tình huống phát sinh ở các ca sinh thuận tự nhiên để theo dõi, tiếp xúc…”, bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Huỳnh Thị Diễm Thúy, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng) cho biết.

Tại bệnh viện, tất cả các giải thích mang tính chuyên môn, thuyết phục các bước can thiệp y tế đối với gia đình và sản phụ đều có văn bản ghi lại. Người nhà sản phụ cũng ghi rõ cam kết: “không muốn sử dụng thuốc kháng sinh, không khâu tầng sinh môn, không dùng thuốc tăng co sau đẻ. Không dùng thuốc cho em bé, không đội mũ cho bé, không đồng ý chuyển bé đi Khoa Nhi sơ sinh”.

Các bác sĩ chăm sóc mẹ con sản phụ P. tại Khoa Hậu sản – Dưỡng nhi cũng cho biết bệnh nhân không hợp tác y tế, không cho khám, không cho may tầng sinh môn dù rách và ra m.áu nhiều, không chịu xét nghiệm m.áu để bệnh viện kịp thời hỗ trợ đúng loại m.áu nếu có nguy cơ phát sinh cấp cứu, không siêu âm kiểm tra sót nhau, sót màng. Không dùng thuốc kháng sinh cho cả mẹ và bé gồm K1, uốn ván, viêm gan B. Đặc biệt không cho tiêm mũi uốn ván cho cả mẹ và bé dù sinh và cắt dây rốn ở ngoại viện…, gia đình muốn sinh theo phương pháp thuận tự nhiên”, báo cáo giải trình của bệnh viện gửi Sở Y tế Đà Nẵng ghi rõ.

Cảnh báo cấp cứu nguy cơ cao với các ca sinh thuận tự nhiên

Trường hợp sinh thuận tự nhiên bên ngoài bệnh viện như chị P. dẫn đến tình trạng tầng sinh môn rách và c.hảy m.áu nhiều, nhưng sản phụ không cho khâu, không cho xử trí vết thương. Các bác sĩ phải kiên trì thuyết phục…

“Hiện tại tầng sinh môn của sản phụ trong tình trạng hở toàn bộ, dù không còn ra m.áu nhưng cũng sẽ khiến sản phụ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để có thể phục hồi, gây nguy cơ n.hiễm t.rùng, thậm chí n.hiễm t.rùng m.áu”, BSCK2 Võ Thị Vy Lộc, Trưởng Khoa Hậu sản – Dưỡng nhi, cảnh báo.

Suốt nhiều ngày sau khi sản phụ P. nhập viện, các bác sĩ bệnh viện tích cực theo dõi “trường hợp đặc biệt” này. Vì trước không được theo dõi sinh, kiểm tra bánh nhau; sau thì không cho siêu âm, không cho khám nên các bác sĩ chỉ biết theo dõi các biểu hiện phản ứng cơ thể để biết sản phụ có sót nhau, sót màng… hay không để hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Cũng tại đây, em bé sơ sinh chỉ được mặc quần áo, cả bố mẹ đều kiên quyết không cho đội mũ giữ ấm đầu cho cháu dù tiết trời Đà Nẵng đang lạnh. “Đặc biệt, cháu bé có chút thiệt thòi so với các em bé sơ sinh khác là không được áp dụng phương pháp da kề da sau sinh, tiếp xúc sau sinh với cơ thể mẹ để đảm bảo thân nhiệt, đảm bảo điều kiện xúc tác giúp phát triển ổn định. Ngay cả đội mũ giữ ấm đầu cho em bé mùa lạnh bố mẹ cũng không chịu… “, bác sĩ Lộc nói.

Bệnh viện cho biết, đây là ca sinh thuận tự nhiên đầu tiên không hợp tác trong can thiệp y tế thường quy đối với mẹ và bé. Khoảng một năm trước cũng có 1 ca, chỉ cho phép thực hiện các bước can thiệp y tế nhưng tuyệt đối không được truyền m.áu. “Đến khi hồng cầu xuống quá thấp, bệnh viện phải hội chẩn quyết định truyền tế bào hồng cầu để cứu mẹ. Thuyết phục mãi gia đình mới cho truyền tế bào hồng cầu. Điều đó chứng tỏ sản phụ và gia đình cũng không hiểu bản chất vấn đề chăm sóc sau sinh nhưng cứ làm theo hiểu biết của mình, dẫn đến khó khăn cho các y bác sĩ trong việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người bệnh, gây gánh nặng chăm sóc y tế về sau”, bác sĩ Thúy thông tin.

Còn theo bác sĩ Lộc, khi có dấu hiệu sắp sinh con, các sản phụ nên đến các cơ sở y tế để được theo dõi sinh, bảo vệ an toàn, giảm tỉ lệ t.ử v.ong cho cả mẹ và bé trong các ca sinh. Nếu sinh tự nhiên thì sẽ c.hảy m.áu không kiểm soát được dẫn đến mất m.áu, khả năng phục hồi thấp, sót nhau sót màng, n.hiễm t.rùng…

Đặc biệt, khi sinh thuận tự nhiên, bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván. Em bé có nguy cơ cao khi hạ thân nhiệt, suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu và hỗ trợ ngay lập tức bằng các phương tiện, thiết bị chuyên môn thì nguy hiểm tính mạng, tổn thương não.

Theo thanhnien

BV Phụ sản Hà Nội: Những “bàn tay vàng” tái tạo mầm sống tương lai

Theo đó, trường hợp đầu tiên sinh con thành công từ can thiệp bào thai là sản phụ Lộc Thị Hường (sinh năm 1997, ở Nghệ An) mắc hội chứng truyền m.áu song thai chung một bánh rau với biến chứng thai không tim.

Đã từng chứng kiến cảnh sản phụ lẫn người thân của họ đau đớn vì đứa con bé bỏng trong bụng mãi rời xa vì không may gặp biến chứng, bản thân nhân viên y tế thì cúi đầu bất lực bởi giới hạn của y khoa, PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng các cộng sự ngày đêm trăn trở với câu hỏi, tại sao y học thế giới phát triển như vậy mà chúng ta- những bác sỹ mang trên người chiếc áo blouse trắng đầy tự hào lại không thể giúp cho sản phụ và người thân của họ? Từ “sự không cam tâm” và khát khao muốn chữa lành khiếm khuyết cho bào thai, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà nội đã quyết tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất đưa kỹ thuật y khoa hiện đại nhất trong ngành sản khoa thế giới là “can thiệp bào thai” về thực hiện tại Bệnh viện, tăng cơ hội cứu sống cho những thai nhi có bất thường mà không thể chờ đợi được đủ tháng để chào đời.

Kết quả diệu kỳ

Với những kết quả ban đầu khá rõ nét từ khi thực hiện can thiệp bào thai mà Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã đạt được, chúng ta có thể tự hào khẳng định trình độ kỹ thuật của các y, bác sỹ bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiệm cận trình độ y học thế giới, và đây sẽ là điểm đến đáng tin cậy cho những sản phụ mắc các biến chứng nguy hiểm khi thai nhi mới chỉ đang ở giai đoạn hình thành, phát triển.

bv phu san ha noi nhung ban tay vang tai tao mam song tuong lai ab4e9f

BSCK II.Nguyễn Thị Sim và sản phụ Vương Thị Linh.

Con số 2 trong số 14 sản phụ được can thiệp bào thai bởi các “bàn tay vàng” của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mỉm cười hạnh phúc, mẹ tròn con vuông là minh chứng rõ nhất khẳng định chuyện cổ tích là có thật.

Theo đó, trường hợp đầu tiên sinh con thành công từ can thiệp bào thai là sản phụ Lộc Thị Hường (sinh năm 1997, ở Nghệ An) mắc hội chứng truyền m.áu song thai chung một bánh rau với biến chứng thai không tim.

Hành trình đi từ sự sợ hãi lo âu khi biết thai nhi mắc hội chứng hiếm gặp đến vỡ òa hạnh phúc khi ôm trên tay đứa con bé bỏng chào đời của đôi vợ chồng trẻ luôn có sự theo dõi sát sao, chăm sóc tận tình của các y, bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đặc biệt là Giám đốc Nguyễn Duy Ánh và BSCK II.Nguyễn Thị Sim.

Các cụ ta xưa có câu “Đàn ông đi biển có đôi/ Đàn bà vượt cạn mồ côi một mình” để nhắc nhở đến giờ phút “khai hoa nở nhụy” người phụ nữ phải đối diện với bao hiểm nguy, đau đớn, song với sản phụ Hường, chị có một chỗ dựa tinh thần vững chắc là niềm tin tuyệt đối vào tay nghề, trình độ và sự tận tâm của bác y, bác sỹ nơi đây.

Trường hợp thứ hai mà phóng viên chứng kiến là sản phụ Vương Thị Linh, sinh năm 1992 quê Phúc Thọ, Hà Nội, sau 33 tuần mang thai sóng gió đã hạ sinh thành công hai b.é g.ái khỏe mạnh ngày 28/12/2019 nhờ can thiệp bào thai kịp thời, chuẩn xác của các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Chia sẻ với phóng viên, sản phụ Linh cho biết khi ở tuần thai thứ 22, khi kiểm tra BSCKII.Nguyễn Thị Sim- người trực tiếp theo dõi cho sản phụ Linh phát hiện một thai của sản phụ cạn nước ối, bó chặt vào em bé giống như hút chân không khiến em bé không thể cử động. Thai còn lại đa ối bồng bềnh khiến sản phụ cảm thấy rất khó thở, tức ngực.

Ngay lập tức, sản phụ Linh đã PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh và BSCKII.Nguyễn Thị Sim cùng một số bác sỹ giỏi trong lĩnh vực tiến hành hội chẩn, chỉ định mổ cấp cứu phẫu thuật can thiệp bào thai nhằm duy trì sự sống cho thai nhi.

Vấn đề của bào thai là dây rốn nằm ở hai mép của bánh rau mà không nằm ở trung tâm bánh rau, nuôi dưỡng không tốt mà lại còn truyền m.áu thai này cho thai kia, vậy nên ê kíp phải cân não, chỉ cứu một thai có khả năng phục hồi tốt hay nên cứu cả 2 thai, đây là một quyết định mạo hiểm vì nếu quyết định sai thì hậu quả ngược lại.

“Sau quá trình đấu trí, ê kíp quyết định bằng mọi giá bảo toàn hai bào thai”, BSCKII.Nguyễn Thị Sim kể lại.

Để đảm bảo cho cuộc mổ thành công, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho hay, mọi khâu chuẩn bị được tiến hành thận trọng, không cho phép bất cứ sai sót nào dù là nhỏ nhất, từ phòng mổ vô trùng tuyệt đối, dụng cụ y khoa đạt chuẩn đến thao tác chuẩn xác, khéo léo của bác sỹ, nhân viên y tế nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến bào thai.

“Kỹ thuật này khó ở chỗ là bác sỹ phải can thiệp khi cả hai bào thai đều đang cử động. Bên cạnh đó, kỹ thuật được qua màn hình camera siêu bé, lại trong môi trường nước nên rất khó để tìm các cầu nối thông mạch m.áu của 2 thai. Nếu kỹ thuật của bác sỹ không khéo léo sẽ không thể điều khiển được tia laser vào đúng cầu nối mạch m.áu như ý muốn, như vậy, bệnh sẽ tái phát hoặc khiến em bé rơi vào tình trạng xấu nhất”, BSCK II.Nguyễn Thị Sim kể lại.

Theo Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, ca mổ chỉ kéo dài trong khoảng gần một giờ đồng hồ song trong thời gian ngắn ngủi này cả ê kíp trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ lo lắng cho sức khỏe bà mẹ và em bé đến vỡ òa niềm vui khi cuộc mổ can thiệp thành công.

Đẳng cấp cánh chim đầu đàn

Khá tự tin với những kết quả của can thiệp bào thai mà cơ sở đã thực hiện thời gian qua song theo PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh, hào quang sẽ không mãi rực rỡ nếu không có sự đầu tư, tìm tòi, đổi mới, phát triển.

Vậy nên, theo lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, một mặt Bệnh viện sẽ tiếp tục học tập, hoàn thiện các kỹ thuật mới, hiện đại của thế giới, áp dụng trong nước.

Mặt khác, Bệnh viện sẽ thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật cho y tế tuyến dưới với kỳ vọng các kỹ thuật y khoa hiện đại được áp dụng rộng rãi trong thực tế, giúp cứu chữa được những ca bệnh khó, đem lại hạnh phúc làm mẹ, làm cha, mang lại hi vọng cho những gia đình không may mắn.

bv phu san ha noi nhung ban tay vang tai tao mam song tuong lai ea4f19

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, kỹ thuật can thiệp bào thai đã thắp lên nguồn sống từ ước mơ tưởng chừng đã tắt cho các thai phụ không may mắc các biến chứng sản khoa nguy hiểm.

“Bệnh viện Phụ sản sẽ thể hiện đẳng cấp là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành sản phụ khoa trong việc luôn tìm tòi, học hỏi, ứng dụng, thực hành các kỹ thuật khó, phức tạp của thế giới. Khi đã thành thạo và có được kết quả nhất định chúng tôi sẽ là cầu nối để chuyển giao cho tuyến dưới. Cứ như vậy, trên bước đường của Bệnh viện chúng tôi chỉ có tiến lên phía trước mà không tự thỏa mãn với thành công đã có”, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, cũng như bất kỳ kỹ thuật y khoa khác, muốn hoàn thiện, đạt tỷ lệ thành công cao cần có một quá trình dài lâu, những trí tuệ siêu phàm và bàn tay không biết mệt mỏi, ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi.

“Thời gian tới, ngoài can thiệp cho các sản phụ có hội chứng truyền m.áu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối, Bệnh viện sẽ can thiệp bào thai cho sản phụ mắc các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não… giúp trẻ chào đời mạnh khỏe”, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nói.

Dù kết quả đạt được là rõ nét song hiện còn vấn đề khiến Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trăn trở đó là vẫn còn nhiều thai phụ mắc các hội chứng nguy hiểm song không được chẩn đoán kịp thời tại tuyến dưới, đến khi tìm tới Bệnh viện Phụ sản đã quá muộn, việc can thiệp bào thai không còn tác dụng.

Vậy nên PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh mong mỏi, việc chẩn đoán, phát hiện dị tật thai nhi ở tuyến dưới cần được làm tốt hơn, để thai phụ được điều trị kịp thời.

Bản thân cơ sở thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai phải chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phòng mổ chuyên biệt, vô trùng tuyệt đối, không thể tiến hành ào ào vì lợi nhuận khi chưa đảm bảo các yêu cầu cần thiết.

“Chỉ cần một sơ sảy nhỏ cũng khiến cho buồng ối thai phụ bị n.hiễm t.rùng, hậu quả là sản phụ phải đối diện nguy cơ sảy thai ngay sau can thiệp hoặc phải cắt cả tử cung”, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lo ngại.

Bằng thái độ làm việc nghiêm túc, trí tuệ, bản lĩnh, hướng tới cộng đồng với giá trị nhân văn những “bàn tay vàng” như PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, BSCK II. Nguyễn Thị Sim đang dần chinh phục các kỹ thuật y khoa hiện đại của thế giới để từ đây, người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung lẫn bạn bè quốc tế quyền tin tưởng vào một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, nơi những “chiến sỹ” áo trắng đang ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của người thầy thuốc, sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh cho bệnh nhân bằng tình thân, tình người và tình yêu thương cao quý.

D.Ngân

Theo haiquanonline

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *