Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Singapore đã chứng minh 5 loại cây nhiệt đới sở hữu khả năng phòng, chống ung thư hiệu quả, trong số đó có không ít cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam.
Một nhóm các khoa học đến từ Singapore đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính dược liệu của các loài thực vật Nhiệt Đới bản địa, trong suốt nhiều năm liền. Trong nghiên cứu này, họ tập trung vào 7 loài thực vật đã được ứng dụng trong các phương thuốc cổ truyền để chữa ung thư, bao gồm: Củ rối Ấn (Leea indica), cây bìm bịp (Clinacanthus nutans), hồng bì (Clausena lansium), diệp long (Pereskia bleo), chàm mèo (Strobilanthes crispus), cây mật gấu (Vernonia amygdalina), đẹn ba lá (Vitex trifolia).
Để kiểm tra đặc tính chống ung thư của 7 loại cây này, nhóm nghiên cứu đã chiết x.uất t.inh chất từ phần lá tươi của chúng và dùng để xử lý các loại tế bào ung thư gồm: ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư m.áu, ung thư gan và ung thư đại tràng.
Củ rối Ấn
Qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, củ rối Ấn, cây mật gấu và đẹn ba lá có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của nhiều loại ung thư. Bên cạnh đó cây hồng bì và chàm mèo lại cho thấy khả năng phòng ngừa một số loại ung thư.
Cây mật gấu
Điều đáng ngạc nhiên là cây bìm bịp, vốn được người Singapore sử dụng phổ biến để chữa ung thư, lại tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, trong thí nghiệm này. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, có lẽ loài cây này có những cách tác động khác với ung thư, thay vì g.iết c.hết tế bào ung thư.
Cây hồng bì
Nhà khoa học Hwee-Ling Koh, đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết: “Các loại thảo dược đã được sử dụng từ thời xa xưa để chữa bệnh. Tuy nhiên, đặc tính chống ung thư của những loài thực vật này vẫn chưa được khám phá và tìm hiểu một cách chi tiết”.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, bằng chứng khoa học từ nghiên cứu của họ có thể được ứng dụng cho lĩnh vực y học cổ truyền, cũng như cuộc chiến chống ung thư của loài người. Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn có thể xác định được chính xác hoạt chất mang đến đặc tính chống ung thư của các loài thực vật này.
Những loại thực vật quen thuộc có khả năng phòng, chống ung thư
Trước nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore, nhiều loài thực vật đã được chứng minh có khả năng phòng, chống ung thư hiệu quả, trong đó không ít “cái tên” rất quen thuộc với chúng ta như:
– Súp lơ: Loại rau họ cải này chứa một hợp chất mang tên sulforaphane, được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Thậm chí, một nghiên cứu của đại học Michigan khẳng định rằng, sulforaphane có thể giảm kích cỡ và số lượng của tế bào ung thư vú lần lượt xuống 45% và 75%.
– Dầu olive: Dầu olive nổi tiếng với nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có phòng, chống ung thư. Tổng hợp kết quả từ 19 nghiên cứu cho thấy: nếu ăn dầu olive một cách hợp lý sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa và ung thư vú.
– Cà chua: Loại quả này rất giàu lycopene, một hợp chất tạo nên màu đỏ đặc trưng của cà chua và sở hữu đặc tính chống ung thư nổi trội, đặc biệt là khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt.
Theo tinnhanhchungkhoan
[Thuốc&Dinh dưỡng] Cẩn trọng khi ăn quả hồng giòn
Nhờ đặc tính của chất chống oxy hóa và phòng chống ung thư, quả hồng giòn có hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
Hồng giòn chứa hàm lượng cao nhất axít ascorbic (vitamin C) và có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày của chất dinh dưỡng này đối với cơ thể. Ngoài ra, quả hồng còn có nhiều tác dụng, như giúp giảm cân, tăng cường chất chống oxy hóa, giảm cholesterol, rất tốt đối với người bị bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa
Bên cạnh những tác dụng trên, ăn hồng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giàu vitamin A, hỗ trợ và duy trì sức khỏe của mắt, giảm viêm, ngăn chặn lão hóa sớm… Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn loại quả này vì những tác dụng phụ nguy hiểm của nó cho sức khỏe con người.
Không ăn hồng khi đói: Quả hồng, đặc biệt là vỏ hồng chứa khá nhiều tanin và chất xơ. Ăn quả hồng khi dạ dày rỗng, nồng độ axít cao sẽ khiến chúng bị kết tủa tạo thành khối bã rắn chắc gây tắc ruột, biến chứng thủng ruột. Đặc biệt với người già và t.rẻ e.m nếu ăn quá nhiều hồng khi bụng rỗng sẽ dễ bị tổn thương dạ dày vì chức năng tiêu hóa yếu. Thực tế, hàng năm vào mùa hồng, có rất nhiều bệnh nhân bị tắc ruột phải nhập viện cấp cứu.
Nên tránh ăn cùng với các thực phẩm sau:
Không nên ăn hồng sau khi ăn trứng bởi có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính. Sau khi ăn canh cua cũng tránh ăn hồng, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể khiến protein trong thịt cua rắn lại, lưu lại trong ruột rồi lên men, t.hối r.ữa, gây buồn nôn, đau bụng và đi ngoài. Nặng hơn, những chất đó có thể kết thành sỏi.
Tuyệt đối không ăn hồng khi uống rượu, bởi hồng có tính hàn nhưng rượu lại tính nóng có độc, vị cay hơi đắng; khi cùng vào ruột sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Lượng tanin trong quả hồng vào dạ dày sẽ tạo thành một chất dính nhầy, sền sệt, nếu lỡ kết hợp với cellulose sẽ tạo thành cục, rất khó tiêu hóa hay thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Ngoài ra, dù thèm và thích loại quả này đến mấy cũng không ăn quá nhiều, có thể khiến cơ thể thiếu khoáng chất. Hồng còn nhanh gây cảm giác no, ảnh hưởng đến khẩu vị. Tốt nhất không nên ăn quá 200g hồng/lần.
Không nên ăn hồng cùng khoai lang, vì khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axít dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.
Người tiểu đường nên tránh: Đối với người tiểu đường không nên ăn hồng, vì quả hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào m.áu sẽ gây tăng lượng đường trong m.áu.
Lương y Lương Cao Cường
Theo kinhtedothi