Nhiều trường hợp chị em bị rối loạn k.inh n.guyệt kéo dài nhưng chủ quan không đi khám, dẫn đến những hệ lụy xấu với sức khỏe, thậm chí vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ.
Mới đây, một nữ bệnh nhân 48 t.uổi tại Bắc Giang đã phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn vì khối u xơ quá lớn gây nguy hiểm tính mạng. Điều đáng nói, trước đó, người phụ nữ này thường xuyên bị rối loạn k.inh n.guyệt, đau bụng trong chu kỳ kinh nhưng lại chủ quan không đi khám và điều trị, dẫn đến hậu quả đáng tiếc nêu trên.
Ngay trước đó, một cô gái trẻ 28 t.uổi sống tại TPHCM cũng phải cắt bỏ tử cung vì khối u “khủng” nặng gần 10kg trong tử cung. Nguyên nhân là khoảng 3 năm trở lại đây, cô gái trẻ thường bị rối loạn k.inh n.guyệt, lúc nhiều lúc ít, lúc không có. Bên cạnh đó, bụng bắt đầu to dần nhưng bệnh nhân không chịu đi thăm khám.
Rối loạn k.inh n.guyệt kéo dài có thể là chỉ báo mắc một số bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân vẫn có cơ hội bảo toàn tử cung. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Các bác sĩ phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Đáng tiếc nhất là cô gái này chưa lập gia đình và vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ.
Trên thực tế, nhiều chị em cũng hay gặp tình trạng rối loạn k.inh n.guyệt nhưng thường coi đó là những rối loạn bình thường. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, rối loạn k.inh n.guyệt kéo dài không chỉ gây phiền phức cho sinh hoạt hàng ngày mà có thể còn là “chỉ báo” cho một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại sao có hiện tượng rối loạn k.inh n.guyệt?
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội), k.inh n.guyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ bắt đầu ở lứa t.uổi dậy thì. Mỗi chu kỳ kinh thường trong vòng 28 ngày, cũng có thể dao động trong khoảng từ 21 – 35 ngày/lần và mỗi lần kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Lượng m.áu trung bình mất đi sau mỗi chu kỳ kinh là từ 50 – 100ml. Trong trường hợp k.inh n.guyệt có bất thường về thời gian, chu kỳ kinh, lượng m.áu kinh mất đi sau những ngày hành kinh (quá ít hoặc quá nhiều), mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh (màu sắc kinh thay đổi) … tức là chị em đang bị rối loạn k.inh n.guyệt.
Rối loạn k.inh n.guyệt có thể xảy ra ở lứa t.uổi dậy thì, sinh con, mãn kinh. Ở t.uổi dậy thì, rối loạn k.inh n.guyệt thường là do lượng nội tiết mới hoạt động nên chưa ổn định. Ở lứa t.uổi sinh đẻ, rối loạn k.inh n.guyệt có thể liên quan đến nguyên nhân thai nghén như sảy thai, thai lưu… Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng dễ bị rối loạn k.inh n.guyệt.
Với những phụ nữ ở t.uổi tiền mãn kinh, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ dẫn đến k.inh n.guyệt không đều, kéo dài.
Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ thường xuyên căng thẳng, stress, hay sử dụng thuốc nội tiết, chẳng hạn thuốc tránh thai khẩn cấp và sử dụng thuốc điều trị một số bệnh mạn tính cũng dễ bị rối loạn k.inh n.guyệt.
Khi nào rối loạn k.inh n.guyệt gây nguy hiểm?
Rối loạn k.inh n.guyệt kéo dài dễ khiến chị em mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh cản trở quá trình thụ thai như tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng và hậu quả chung là gây vô sinh, hiếm muộn.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu thỉnh thoảng chu kỳ k.inh n.guyệt bị rối loạn, chị em không nên quá lo lắng. Nên giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học, chu kỳ kinh sẽ dần ổn định.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị rối loạn k.inh n.guyệt kèm đau bụng, cơ thể mệt mỏi, chị em nên đi khám tránh những hệ lụy xấu đối với sức khỏe, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.
N.Mai
Theo giadinh.net
Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp thắc mắc của đa số bạn nữ theo chế độ Keto: “Vì sao ăn kiêng tinh bột lại bị chậm kinh, ngưng kinh?”
Với những bạn ăn kiêng Keto, việc chậm kinh, ngưng kinh là điều chắc chắn đều gặp phải nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra điều này, mối quan hệ giữa việc ăn kiêng tinh bột với k.inh n.guyệt và cách để tránh gặp phải tình trạng chậm kinh, ngưng kinh khi muốn giảm cân với Keto.
Bạn Minh Hương (25 t.uổi, TP.HCM) hỏi:
Hiện tại em đã keto được 3 tháng và kết quả rất khả quan, em đã giảm được gần 20kg và sẽ cố gắng keto cho đến khi đạt được số cân nặng mình mong muốn. Nhưng kèm theo Keto thành công thì em cũng bị chậm k.inh n.guyệt hơn 3 tuần qua.
Xin bác sĩ cho em biết tại sao lại xảy ra tình trạng này và có cách nào để giải quyết vấn đề này hay không? Em xin cảm ơn!
Bạn Thảo Linh (22 t.uổi, Hà Nội) hỏi:
Em Keto từ ngày 17/7 có giảm cân nhưng giảm cũng chậm, tại cơ địa em với thỉnh thoảng em cũng phạm ( vi phạm nguyên tắc ăn kiêng của keto – PV). Em không nóng vội giảm cân quá nhiều nhưng e lại gặp 1 vấn đề khác, mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em thấy các nhiều người Keto chỉ bị chậm kinh thôi nhưng từ ngày Keto em lại mất kinh, không biết có sao không. Mong bác sĩ giúp e với ạ.
Bạn Thu Trang (18 t.uổi, Hà Nội) hỏi:
Thưa bác sĩ, cháu Keto 2 tháng 9 ngày xuống được 8.7kg, ngoài ra dạ dày của cháu cũng tốt lên rất nhiều dù ăn ít hoặc không ăn thì cũng không bị cồn cào hay ợ chua, bụng rất nhẹ.
Nhưng cháu lại có một chuyện hơi thầm kín muốn hỏi bác sĩ là ăn Keto thì bị chậm kinh 2 tháng, không có hiện tượng mệt mỏi hay khó chịu gì nhưng cháu vẫn hơi lo ạ.
Keto (hay Ketogenic) là tên một chế độ ăn kiêng, trong đó tiêu thụ một lượng rất nhỏ tinh bột (carbohydrate), một lượng lớn chất béo và protein để kích thích cơ thể chuyển sang trạng thái chuyển hóa Ketosis – đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng cho não.
Trên thực tế có đến 4 kiểu ăn Keto tùy theo nhu cầu và mục tiêu giảm cân của từng người. Tuy nhiên khi nhắc đến Keto, thông thường người ta sẽ hiểu đó là chế độ Keto tiêu chuẩn (tức là hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn chỉ gồm 5% tinh bột, 75% chất béo và 20% protein).
ThS. BS. Hoàng Minh Đức – Bác sĩ ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trả lời:
Chế độ ăn kiêng Keto là chế độ dinh dưỡng với thành phần thực phẩm hấp thụ chủ yếu là chất béo, ít chất đạm để cung cấp năng lượng là chính, giảm lượng tinh bột hấp thụ giúp giảm cân, làm đẹp vóc dáng, da dẻ mịn màng.
Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn kiêng keto lâu dài lại không tốt bởi lượng tinh bột được cung cấp cho cơ thể rất thấp. Một nhóm nghiên cứu người Nhật gốc Việt cũng đã chỉ ra rằng trong tinh bột có những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể con người, khi lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể thấp thì cũng không đảm bảo được hệ miễn dịch.
Thực tế, năng lượng chủ yếu trong bộ não là đường glucose, xuất phát từ tinh bột. Do đó, khi bộ não không được nuôi dưỡng tốt, hệ thống dưới đồi tuyến yên (có tác dụng giải phóng các loại hormones trong cơ thể) của người phụ nữ ăn kiêng keto kéo dài sẽ không được linh hoạt bằng những người ăn uống đầy đủ tinh bột. Khi đó, nó có thể gây ra sự suy giảm hormones nội tiết tố và rối loạn nội tiết tố nữ.
Thêm vào đó, để có k.inh n.guyệt tốt, niêm mạc cổ tử cung phải dày, nội tiết tố phải tốt. Khi đạt ngưỡng nội tiết tố cực đỉnh sẽ làm cho niêm mạc của cổ tử cung bong ra và tạo ra một chu kỳ kinh.
Những người ăn kiêng Keto lâu dài thường có niêm mạc cổ tử cung mỏng hơn và lâu bong ra hơn so với những người ăn uống bình thường, từ đó, gây ra tình trạng chậm kinh hoặc không có k.inh n.guyệt trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, phụ nữ nên thực hiện chế độ ăn keto trong một thời gian vừa đủ, không nên kéo dài. Hoặc mọi người có thể ăn keto cách ngày, cách này cũng mang lại hiệu quả giảm cân tốt cho người phụ nữ.
Ngoài ra, để giữ vóc dáng, chị em phụ nữ cũng nên tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là ăn hoa quả và đầy đủ các vitamin – đóng vai trò quan trọng, là t.iền chất, coenzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể và uống đủ nước.
Theo Helino