Viêm xoang ở trẻ nhỏ là biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Vậy làm sao để biết đâu là những dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m?
Bệnh viêm xoang ở t.rẻ e.m khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho sức khỏe con trẻ. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng nắm được các dấu hiệu viêm xoang ở trẻ để kịp thời tìm hướng điều trị cho trẻ một cách tốt nhất mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ các dấu hiệu viêm xoang ở trẻ để bảo vệ sức khỏe con mình một cách tốt nhất.
1. Viêm xoang ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm xoang ở trẻ nhỏ là gì, thông thường t.rẻ e.m khi bị viêm mũi với những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi,… Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sẽ tiến triển thành viêm xoang. Tuy nhiên, rất khó để các bậc phụ huynh có thể nhận biết và phân biệt được dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m sớm.
Trong khi đó ở trưởng thành các cặp xoang đã phát triển một cách đầy đủ. Lúc này hệ thống xoang ở người trưởng thành đã ổn định nên dễ dàng phát hiện ra bản thân có đang bị viêm xoang hay không.
Nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại hoàn toàn khác, trẻ không thể nhận biết được mình đang bị viêm xoang để nói cho bố mẹ biết mà các bậc phụ huynh phải tự nắm bắt để hiểu biết về tình hình bệnh của trẻ.
Viêm xoang ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn – Ảnh Internet
Ở t.rẻ e.m, từ khi sinh ra đã có sẵn xoang hàm trong xương gò má. Xoang sàng nằm ở trần giữa 2 hố mắt. Vậy nên trẻ thường bị viêm xoang ở 2 vị trí này.
Có thể thấy rằng trẻ bị viêm xoang chủ yếu là do nhiễm khuẩn từ mũi, họng, phế quản vào xoang. Với những t.rẻ e.m hay bị viêm mũi, amidan mà không được phát hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến viêm xoang. Những dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m không phải phụ huynh nào cũng biết.
2. Dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m
Thông thường, trẻ nhỏ hay bị viêm đường hô hấp trên với những triệu chứng như:
– Trẻ bị ho.
– Xuất hiện dấu hiệu sổ mũi ở trẻ.
– Khi trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Nếu những triệu chứng này không khỏi sau 5 đến 7 ngày thì rất có thể bé đã bị viêm xoang cấp tính.
Những biểu hiện của viêm xoang cấp tính gồm:
– Trẻ có thể bị cảm cúm kéo dài.
– Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt liên tục kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
– Khi trẻ kêu đau họng, khạc đờm, ho, mệt mỏi và quấy khóc.
– Một số trẻ sẽ có những biểu hiện nhẹ hơn đó là sốt nhẹ, đau đầu, chảy nước mũi và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý đối với những trường hợp trẻ thường xuyên bị mắc bệnh viêm đường hô hấp thì bệnh ở trẻ có thể tái phát nhiều lần trong 1 năm thì đây chính là dấu hiệu viêm xoang ở t.rẻ e.m.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng viêm xoang được kể trên thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viên để khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt lưu ý đối với những bé dưới 6 t.uổi càng cần thực hiện nhanh chóng để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu viêm xoang ở trẻ xuất hiện, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho trẻ – Ảnh Internet
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm xoang: Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chủ động tới bệnh viện khám để có đơn thuốc chính xác nhất. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Các trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện khám. Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Đồng thời kết hợp với việc soi đèn khám tai, mũi, họng. Đồng thời ấn một số điểm trên mặt bệnh nhi để xác định sưng tấy, điểm đau…
Các bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ soi chuyên khoa đặc biệt để chẩn đoán một cách chính xác nhất. Những xét nghiệm cần thiết như cấy chất nhầy của xoang nhằm tìm vi khuẩn hoặc cấy mủ sẽ là việc làm cần thiết.
Viêm xoang ở t.rẻ e.m có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Do đó, việc nhận biết dấu hiệu viêm xoang, nắm rõ các triệu chứng viêm xoang ở t.rẻ e.m sẽ khiến phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và tìm ra hướng điều trị phù hợp cũng như việc đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và nhận điều trị từ bác sĩ một cách đúng và đem lại hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh viêm xoang cho trẻ nhỏ.
Viêm mũi dị ứng lúc giao mùa: Chuyên gia nói về dấu hiệu và cách điều trị
Chị Hương – Hoài Đức, Hà Nội cho biết gia đình chị đã khổ sở vì viêm mũi dị ứng. Chị và 2 con gái cứ đến giao mùa là bị viêm mũi dị ứng rất khó chịu.
Ban đầu, chị Hương sợ bị xoang nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì chỉ là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên,bệnh lai rai lâu khỏi. Khổ nhất là con chị, đi học phải mang theo hộp khăn giấy, bị bạn bè xung quanh tránh xa. Có lần, cô giáo còn gọi điện cho chị vì sợ cháu bị cúm lây cho bạn bè chị Hải phải đưa xét nghiệm cúm của con cô mới tin.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Trao đổi về hiện tượng này, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.
Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong thời tiết giao mùa. Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. Nếu bệnh nhân là t.rẻ e.m thì có thể không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy mũi nước trong. Các cơn dị ứng thường đến đột ngột, sau đó hết rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.
Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và cách điều trị
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Theo PGS An khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết như hiện nay chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Mặt khác, triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự mua thuốc về uống. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh như mọi người vẫn nghĩ.
“Hiện môi trường sống của chúng ta chứa chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.
Để bệnh viêm mũi dị ứng không tái phát hoặc tấn công sang các thành viên khác trong gia đình, bạn cần giữ nhà cửa luôn khô sạch và thoáng khí. Trong nhà người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng, trồng hoa tươi… Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để phòng thông thoáng, tránh nấm mốc”, bác sĩ Bệnh viện An Việt cho hay..
Ngoài ra, PGS Nguyễn Thị Hoài An còn khuyên, khi bị viêm mũi dị ứng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chứ không nên tự ý mua thuốc hay nghe theo các mẹo trên mạng để tránh t.iền mất tật mang.