Nguyên nhân “kinh điển” khiến dân văn phòng dễ mắc sỏi thận

Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, sỏi thận xảy ra ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Thế nhưng, theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, đối tượng mắc sỏi thận nhiều nhất tập trung chủ yếu ở dân văn phòng.

Lười vận động

Do đặc thù công việc phải ngồi phải ngồi bàn giấy làm việc liên tục nhiều giờ khiến dân văn phòng thường ít vận động, không chịu thay đổi tư thế làm việc… khiến sỏi thận có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Lười vận động khiến thận làm việc kém năng động hơn, ảnh hưởng đến việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Ngoài ra, thói quen xấu này cũng khiến cơ thể kém hấp thu canxi và tạo điều kiện thuận lợi để lượng canxi bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi.

nguyen nhan kinh dien khien dan van phong de mac soi than cafeb9

Lười vận động là nguyên nhân gây nên sỏi thận ở dân văn phòng (ảnh: internet)

Lười uống nước

Do tính chất công việc bận rộn, hay ngại uống nước vì không muốn đi vệ sinh nhiều, người làm bàn giấy ít khi uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống quá ít nước dẫn đến nước tiểu trở nên cô đặc, chất cặn bã không được hòa tan, lắng đọng và dần dần hình thành nên sỏi thận.

Nhịn ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng giúp nạp năng lượng cho một ngày làm việc và giúp phòng tránh nhiều bệnh. Có nhiều người vội đi làm không kịp ăn sáng, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Thiếu bữa sáng khiến lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu trầm trọng, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân của nhiều bệnh lý trong đó có sỏi thận.

Thói quen nhịn tiểu

Những người làm việc văn phòng mắc phải thói quen rất xấu đó là nhịn tiểu. Vì quá bận mà mọi người thường cố nhịn để làm cho xong, hoặc ngại việc thường xuyên phải đứng dậy đi vệ sinh giữa chốn văn phòngNhịn tiểu khiến cho các khoáng chất trong nước tiểu có thời gian để lắng đọng và kết tinh tạo sỏi. Đồng thời, nhịn tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dễ hình thành sỏi.

nguyen nhan kinh dien khien dan van phong de mac soi than 869984

Nhịn tiểu cũng là một thói quen xấu của dân văn phòng (ảnh: internet)

Cách phòng ngừa sỏi thận

Đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý trong đó có bệnh sỏi thận. Đồng thời việc đi khám và tham vấn ý kiến của các chuyên gia sức khỏe giúp có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ngoài việc khám sức khỏe định kì, thì việc sắp xếp chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết. Nên uống mỗi ngày 2 lít nước để làm loãng nước tiểu, hòa tan và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp phòng ngừa việc hình thành sỏi. Uống nhiều nước là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả và rẻ t.iền nhất.

Hơn nữa, cần hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như: dầu mỡ, đồ ăn mặn, ăn nhiều muối, các thực phẩm giàu oxalate, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á, trà…

Đặc biệt nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục rèn luyện sức khỏe điều độ, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, đặc biệt không nên nhịn tiểu.

Vân Anh

Theo phapluatplus

Giải pháp tối ưu khi khám sức khỏe định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu

Chị Đ.T.S (30 t.uổi, Sóc Sơn – Hà Nội) chưa thấy rõ biểu hiện nào bất thường cho tới khi phát hiện có sỏi thận qua một lần khám sức khỏe định kỳ. “Tôi hoàn toàn bất ngờ, rồi lo lắng không biết chữa thế nào tốt nhất. May mà đi khám sớm ở nơi uy tín, rồi biết đến tán sỏi ngoài cơ thể.” – chị S chia sẻ.

giai phap toi uu khi kham suc khoe dinh ky phat hien co soi than soi tiet nieu eed7d2

Khám định kỳ thường bao gồm siêu âm, chụp Xquang nên có thể phát hiện sỏi thận, tiết niệu. (ảnh minh hoạ)

Nhiều người phát hiện sỏi qua khám định kỳ

Ngay sau khi phát hiện có sỏi, chị S đã khám chuyên khoa Tiết niệu tại bệnh viện Thu Cúc – nơi chị được người thân giới thiệu là có uy tín về trị sỏi. Tại đây, chị được chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi và được chỉ định làm tán sỏi ngoài cơ thể do sỏi còn nhỏ. “Sau khoảng 30 phút nằm thoải mái trên giường của máy tán sỏi, tôi đã được loại sạch sỏi mà không động dao kéo chút nào. Trong và sau khi tán, tôi cũng không thấy đau, chỉ hơi tức tức một tí. Tán xong lại được về luôn, sinh hoạt bình thường.” – chị S kể.

Các trường hợp phát hiện sỏi qua khám định kỳ như chị S không hiếm. Tương tự, anh H (45 t.uổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) phát hiện có sỏi thận từ vài năm trước cũng qua một lần khám sức khỏe định kỳ. “Lúc đó tôi chủ quan vì sỏi nhỏ và chưa thấy biểu hiện bất thường nào rõ rệt nên chỉ dùng thuốc. Gần đây ngày càng đau hơn, đi tiểu màu đỏ đục thì tôi mới đi khám và choáng váng vì sỏi đã quá to, đến bệnh viện khám thì được chỉ định mổ mở lấy sỏi” – anh H cho biết.

Bệnh sỏi thận thường có các biểu hiện lâm sàng để nhận biết như đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới, đau khi đi tiểu, bệnh nhân có thể bị tiểu dắt, tiểu són thậm chí tiểu ra m.áu,… Tuy nhiên các triệu chứng trên cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác. Do đó không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà cần phải tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để có thể phát hiện chính xác sỏi thận. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi bao gồm: chụp Xquang thận (có cản quang và không cản quang), chụp CT, siêu âm.

giai phap toi uu khi kham suc khoe dinh ky phat hien co soi than soi tiet nieu 908a53

Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm hoàn toàn có thể điều trị sạch bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần phải mổ. (ảnh minh hoạ)

Hậu quả nặng nề nếu không loại bỏ sỏi sớm

Ngoài những người quyết định đúng là điều trị sỏi sớm và đúng cách như chị S, hiện nay vẫn còn rất nhiều người mắc sai lầm sau khi phát hiện sỏi. Anh H là một trong những trường hợp đó, và cái giá phải trả là sức khỏe suy yếu, là ca mổ mở lấy sỏi nhiều đau đớn. Sau khi trải qua ca mổ mở, mất đến 6 tháng anh H mới trở lại nhịp độ công việc, sinh hoạt bình thường, nhưng vẫn phải để ý cẩn thận trong hoạt động, tránh vận động mạnh. Anh cứ ước giá như mình chủ động chữa ngay khi sỏi còn nhỏ thì giờ này không phải chịu đau đớn, tốn kém. Rồi, giá như mình không chủ quan cho rằng sỏi còn nhỏ thì chưa cần phải lo. Hay giá như anh đã được biết đến các cách xử lý sỏi hiện đại ít xâm lấn, không đau mà vẫn sạch sỏi như tán sỏi ngoài cơ thể…

Những điều “giá như” của anh H cũng là suy nghĩ của nhiều người khác có cùng cảnh ngộ. Sự chủ quan, xem thường khi sỏi còn nhỏ, chưa có triệu chứng khó chịu quá mức đã khiến nhiều người bệnh phải ân hận. Sỏi không tự động mất đi, không nhỏ bớt mà còn có thể phát triển theo thời gian. Đến khi có triệu chứng nặng mới chữa sẽ khó khăn, tốn kém gấp bội, thậm chí gây biến chứng nặng nề như hỏng thận, suy thận.

giai phap toi uu khi kham suc khoe dinh ky phat hien co soi than soi tiet nieu 99a169

Tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Thu Cúc được thực hiện với bác sĩ giàu kinh nghiệm, dàn máy thế hệ mới. (ảnh minh hoạ)

Lời khuyên của chuyên gia để ngăn sỏi thận, sỏi tiết niệu

Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên, Phó giám đốc, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Thu Cúc, Phó chủ tịch Hội Thận – Tiết niệu miền Bắc: Để ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi thận, tiết niệu và loại bỏ sỏi an toàn – hiệu quả, mỗi người cần:

– Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu phát hiện sỏi cần khám chuyên khoa để xác định chính xác kích cỡ sỏi và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu.

– Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh tạo sỏi, đặc biệt uống nhiều nước.

– Đi khám ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường như đau, khó chịu vùng thắt lưng, mạn sườn; đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt; buồn nôn và nôn ói; hay sốt và có cảm giác ớn lạnh…

Trường hợp phát hiện có sỏi tiết niệu, giải pháp tốt nhất hiện nay là điều trị sớm bằng các phương pháp tán sỏi hiện đại, tránh được mổ phanh. “Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản ở vị trí trên và nhỏ hơn 1.5cm thì hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần mổ. Trường hợp chị S mà tôi vừa điều trị sạch sỏi bằng tán sỏi ngoài cơ thể là một ví dụ. Chị ấy phát hiện sỏi thận khi sỏi còn khá nhỏ, kích thước 0,8cm nên phù hợp với cách chữa này” – bác sĩ Phạm Huy Huyên cho biết.

Tán sỏi ngoài cơ thể rất an toàn vì không hề động dao kéo, chỉ sử dụng sóng xung kích từ bên ngoài để tác động làm vỡ viên sỏi. Tán xong người bệnh được về luôn, không cần nằm viện. Các mảnh sỏi vụn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu trong khoảng 1 tuần sau đó. Đây là một phương pháp điều trị sử dụng công nghệ cao, bên cạnh các phương pháp tán sỏi hiện đại và ưu việt khác như: tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *