Ngỡ ngàng 6 bộ phận lạ vừa lộ diện trong… cơ thể người

Năm 2019, nhiều thứ tưởng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đã được giới khoa học chứng minh là tồn tại trong cơ thể con người như “đường hầm” xuyên xương, cơ bắp bò sát, tế bào trường sinh….

1. Màng… rau câu

Một thứ mỏng manh có cấu tạo y như món rau câu, làm từ 97% là nước, đã được phát hiện bên trong… tai của chúng ta và cả những động vật có vú khác. Nó được gọi một cách hài hước là “ màng Jell-O”, với Jell-O là tên một loại rau câu nổi tiếng. Lớp màng bí ẩn, chưa từng được biết này, có chức năng tách âm thanh tần số cao khỏi tần số thấp, đưa các sóng âm từ tai đến các thụ thể thần kinh, sau đó sự rung động này mới chuyển thành tín hiệu mà não có thể đọc được.

Tấm màng “rau câu” này chính là thứ giúp con người có thể nghe được âm thanh với khác biệt tinh vi nhất, chỉnh những cây đàn với độ chính xác chỉ bằng một phần nhỏ của một cung.

ngo ngang 6 bo phan la vua lo dien trong co the nguoi abcb43

Màng “rau câu” trong tai – ảnh: MIT Micromechanics Grou

2. Đường hầm xuyên xương

Vị giáo sư lừng danh Matthias Gunzer từ Đại học Duisburg-Essen (Đức) đã quyết định… đưa thử chân mình vào máy MRI sau khi phát hiện một hệ thống mao mạch siêu nhỏ trong xương chuột, những thứ chưa từng được xác định trên cơ thể động vật. Đó là điểm khởi đầu cho phát hiện về những “ mạch xuyên xương”, hay đúng hơn là những “đường hầm bị mất tích” trong cơ thể người, nơi các tế bào miễn dịch đi từ tủy xương – nơi chúng được sinh ra – xuyên qua phần xương cứng và đi vào m.áu.

3. “Tế bào thần kinh khát”

Dạng tế bào kỳ lạ này cũng được phát hiện nhờ một thí nghiệm ban đầu trên chuột. Chúng nằm ở vùng dưới đồi – vùng não điều chỉnh huyết áp và nhiều hoạt động cơ thể khác. Tế bào thần kinh khác là trung tâm thu nhận tín hiệu từ miệng và ruột của bạn để bảo đảm bạn không uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Nghiên cứu đến từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ).

ngo ngang 6 bo phan la vua lo dien trong co the nguoi 64bc44

Tế bào thần kinh khát – ảnh: UCSF

4. Tấm lưới khổng lồ ẩn mình dưới da.

Các nhà khoa học từ viện Karolinska ở Thụy Điển đã xác định được “phức hợp thần kinh đệm đau đớn”. Nó mới là thứ giúp chúng ta biết đau, chứ không phải tín hiệu truyền tới đầu các dây thần kinh như suy nghĩ trước đây. Cơ quan lần đầu tiên lộ diện này là một tấm lưới rất lớn, bao phủ cơ thể và ẩn dưới da, đan bằng các sợi mảnh hơn tóc vốn là tế bào thần kinh đệm dạng tế bào Schwann. Khoa học đang tìm cách kiểm soát nó, cũng là nhằm kiểm soát các cơn đau do bệnh tật ở con người.

5. Cơ bắp bò sát

Những cơ bắp nhỏ xíu xuất hiện trong bàn tay của các thai nhi vài tuần t.uổi không hề giống với cơ bắp con người, mà là tàn tích của vị tổ tiên bò sát đã tuyệt chủng từ rất lâu trên cây sự sống của trái đất.

ngo ngang 6 bo phan la vua lo dien trong co the nguoi dbc87d

Cơ bắp bò sát trong tay một em bé 10 tuần t.uổi – ảnh: Rui Diogo, Natalia Siomava and Yorick Gitton

Các cơ bắp bò sát này tưởng chừng đã biến mất khi tổ tiên chúng ta sống ở thời 250 triệu năm về trước, tức lúc động vật có vú hoàn toàn có được bản chất riêng, tách khỏi gia đình bò sát và loài trung gian – những bò sát giống động vật có vú. Ai ngờ, nó vẫn âm thầm tồn tại trong cơ thể người. Tuy nhiên khi thai 13 tuần t.uổi, các cơ bắp bò sát đã hoàn toàn biến mất vì bị chính cơ thể hấp thụ mất. Đó là lý do người trưởng thành không có loại cơ kỳ dị này.

6. Tế bào trường sinh

Nghiên cứu các tình nguyện viên có t.uổi thọ cực cao – từ 110 t.uổi trở lên, các nhà khoa học đã tìm thấy “tế bào trợ giúp T”, một dạng tế bào miễn dịch đặc biệt mà chỉ những người cực thọ này có được, giúp họ chống lại virus và các khối u vượt trội so với người bình thường. Từ đó, những người này khỏe mạnh hơn và trường thọ đến khó tin.

Theo Người lao động

T.rẻ e.m có cần truyền dịch khi ốm?

Theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, lạm dụng điều này sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Cha mẹ ở Trung Quốc bị ám ảnh về công dụng của truyền dịch đến nỗi con họ chỉ cần cảm lạnh, sốt hay tiêu chảy là họ đưa đi truyền. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là truyền dịch tác dụng nhanh hơn uống thuốc.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không phải bệnh gì và ai cũng có thể truyền dịch được, nhiều trường hợp t.hiệt m.ạng do truyền dịch. Truyền dịch thường xuyên cho t.rẻ e.m có thể gây ra nguy hiểm.

tre em co can truyen dich khi om de77f5

T.rẻ e.m truyền dịch thường xuyên có đề kháng thấp

Khi trẻ bị những bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, sốt, nếu cha mẹ vội vàng cho con truyền với quan niệm nhanh khỏi, thì nghĩa là họ đang làm giảm sức đề kháng của con. Vì thế, khi bị những chứng bệnh thông thường như trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ không còn hoạt động tốt nữa mà phụ thuộc truyền dịch nếu không sẽ rất khó khỏi.

Năm 2010, một thống kế cho thấy trung bình mỗi người Trung Quốc dùng 8 chai dịch truyền/năm, cao hơn so với mức trung bình quốc tế là 2,5 đến 3,3 chai. Nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy 70% truyền dịch là không cần thiết.

Miễn dịch là “bác sĩ” tốt nhất để trị bệnh cho con

Miễn dịch là hệ thống phòng thủ của cơ thể, chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn chúng sẽ t.iêu d.iệt được các vi khuẩn, virus và làm giảm bệnh tật đồng thời giúp cơ thể tự chống chọi với các bệnh thông thường như sốt, ho, cảm lạnh… mà không cần đến thuốc.

Làm thế nào để cải thiện miễn dịch cho con

Bổ sung kẽm và selen để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào miễn dịch.

Kẽm và selen là các nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể con người, thành phần quan trọng của tế bào miễn dịch ở người và quyết định phần lớn khả năng miễn dịch của cơ thể.

Kẽm có trong nhiều các thực phẩm như sữa mẹ, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, trứng, thịt, gan, bơ, lạc, hải sản… Các thực phẩm chứa nhiều selen là sữa mẹ, sữa, rau xanh, rau bina, bông cải xanh, cải bắp, dầu thực vật…

Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi bác sĩ dinh dưỡng liều lượng bổ sung kẽm và selen phù hợp với con, bởi nếu thừa hai chất này sẽ nguy hại tới sức khỏe.

tre em co can truyen dich khi om ab87d5

Duy trì tập thể dục đúng cách

Tập thể dục cũng là cách để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của bé. Bạn có thể cho con chơi một số môn thể thao như chạy, chơi bóng, bơi lội…

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *