Dưỡng sinh kéo dài t.uổi thọ có những nguyên tắc riêng theo mùa, về mùa xuân nên dùng thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, tôm,….
Phép dưỡng sinh nói chung và dưỡng sinh ẩm thực nói riêng là một trong những di sản quý giá của y học cổ truyền phương Đông. Dưỡng sinh ẩm thực còn gọi là “bảo sinh ẩm thực”, “nhiếp sinh ẩm thực”, “đạo sinh ẩm thực”…chính là những hoạt động tích cực của con người trong việc ăn uống nhằm thích nghi ngày càng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội để gìn giữ, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài t.uổi thọ.
Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải “thuận theo tự nhiên” mà tự nhiên lại có bốn mùa cho nên trong mỗi mùa lại có những nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vậy, khi mùa xuân đến, phép dưỡng sinh ẩm thực cần chú ý những gì?
Thứ nhất, nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm và bồi bổ dương khí. Mùa xuân, vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể cũng tăng lên, lúc này rất cần phải dưỡng dương. Khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống. Theo đó, về mùa xuân nên dùng nhiều các thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, tôm… và những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí.
Thứ hai, nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết của cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh và sống lâu. Nhưng vào mùa xuân can khí làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Theo học thuyết Ngũ hành, mộc khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Dinh dưỡng học phương Đông cho rằng, năm vị quy vào năm tạng: vị chua vào can, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị đắng vào tâm, vị mặn vào thận.
Canh Ngân nhĩ
Đồ ăn thức uống có vị ngọt có thể bổ ích cho tỳ khí, vậy nên vào mùa xuân ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường công năng của tỳ thổ và ăn ít chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc. Những thức ăn giàu đạm và đường cần được trọng dụng như thịt nạc, trứng gia cầm, sữa, mật ong, rau quả tươi, các loại mứt… Ngoài ra, về mùa xuân còn phải chú ý kiêng dùng những đồ ăn thức uống sống lạnh để tránh làm tổn thương tỳ vị.
Thứ ba, ăn uống nên thanh đạm và đa dạng. Thức ăn béo ngậy thường khó tiêu, khó hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chậm tiêu. Bởi vậy, về mùa xuân ăn uống cần phải thanh đạm, hạn chế ăn những đồ béo ngậy, nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào, quay rán… Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, biết phối hợp các món ăn với nhau sao cho hợp lí và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả… như vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ngày xuân trở nên dồi dào.
Nên ăn nhiều rau quả tươi
Thứ tư, nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm mép, viêm lưỡi, quáng gà, viêm da, ho khan, viêm họng, khô miệng… Bởi vậy, việc trọng dụng các loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý dùng các loại rau, quả như cam quýt, dưa hấu, táo, chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt, măng, cà rốt, củ đậu, củ mài, hạt dẻ, mã thầy, ngó sen, giá đỗ, cà chua, sắn dây, các loại nấm…
Thứ năm, nên ăn những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét người ta thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thậm chí dùng rượu thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề… Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng dương như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, nước rau má, rau diếp cá, ngó sen, rau kim châm, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử, ba ba, cá chạch, lươn…
Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân chủ yếu gồm 5 điểm nêu trên, tuy nhiên trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc “Tam nhân chế nghi”, nghĩa là phải tùy người mà dùng, tùy nơi mà dùng và tùy lúc mà dùng. Ví như, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương, người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh…
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo SK&ĐS
Hôm nay nắng nóng đỉnh điểm, bạn sẽ ăn gì, uống gì để chống nóng đây?
Tự nhiên thật kỳ diệu khi bạn sử dụng những loại thực phẩm này sẽ có tác dụng chống lại sự oi bức của ngày hè.
1 – Quả lựu
Lựu là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất khác. Loại quả này đã được sử dụng là thuốc ở Trung Đông và Viễn Đông hàng ngàn năm nay để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tiểu đường, ung thư và tim.
Các nghiên cứu do bác sĩ Murad tiến hành đã cho thấy mỗi ngày ăn một quả lựu sẽ tăng cường khả năng chống nắng của cơ thể bạn thêm hơn 20% chỉ trong vòng 2 tháng. Các chất trong lựu giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do và giảm sự gia tăng nguy cơ cháy nắng”.
2 – Đậu phụ và sản phẩm sữa đậu nành
Các sản phẩm làm từ đậu tương có chứa genistein – một chất chống oxy hóa và hỗ trợ sản xuất collagen. Hãy sử dụng đậu phụ trong bữa sáng hoặc thêm sữa đậu nành vào ngũ cốc buổi sáng của bạn.
Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm sữa đậu nành còn có tác dụng làm giảm mỡ m.áu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.
Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt.
3 – Dưa chuột
Trong dưa chuột chứa 96% nước, giữ cho làn da của bạn ngậm nước lâu hơn và khi các tế bào của bạn được ngậm nước đúng cách, chúng có khả năng hơn để chống lại các gốc tự do.
Ngoài ra dưa chuột cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các vitamin khác cần thiết cho việc tăng cường làn da của bạn như: silica – một khoáng chất vi lượng góp phần vào sức mạnh của mô liên kết,vitamin A, C, acid folic… – Bác sĩ Murad chia sẻ.
Dưa chuột có tác dụng tốt trong ngày hè.
4 – Nước sắn dây
Bột sắn dây.
Bột sắn dây vừa có tác dụng thanh nhiệt và vừa giúp giải độc cơ thể. Chính vì vậy, nhiều người thích sử dụng bột sắn dây để uống hằng ngày. Sử dụng bột sắn dây có thể bằng cách uống sống hay nấu chín.
Theo Đông y học, bột sắn dây có tác dụng rất phong phú. Những tác dụng tốt phải kể đến như thanh hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, hạ huyết áp, chống loại nhịp tim, chống lão hóa, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid m.áu, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư….
Cách sử dụng bột sắn cũng rất đa dạng. Bạn có thể hòa sống với nước uống giải khát, hoặc bạn có thể thêm vào đó một ít chanh để thêm hương vị, hoặc nấu chín lên ăn như chè, có thể nấu thành món súp nữa.
5 – Nước mía
Nước mía có tác dụng rất tốt trong những ngày nắng nóng như hôm nay.
Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi trước sự tấn công của nắng nóng. Do đó, thay vì uống nước tăng lực, bạn nên chọn nước mía. găn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường.
6 – Nước rau má
Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê. Loại rau dễ mọc, dễ trồng này tuy dung dị nhưng lại có khả năng giải nhiệt cực tốt. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, theo Đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy…
Nước rau má.
7 – Chè đỗ đen
Chè đỗ đen.
Đậu đen có chứa sinh tố A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen cũng rất cao. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, nếu ăn trong thời gian dài da dẻ hồng hào.
Chí Kiên (Tổng hợp)
Theo phapluatplus