Nhiều cặp vợ chồng đang điều trị hiếm muộn luôn mong ước có đa thai (mang bầu nhiều con một lúc) để bù đắp tình trạng hiếm con. Họ không lường hết những hiểm họa đang chực chờ phía trước…
Trẻ sinh non được chăm sóc theo phương pháp kangaroo tại Bệnh viện Từ Dũ – Ảnh: DUYÊN PHAN
Thật ra, đa thai sẽ làm tăng rất nhiều nguy cơ trong lúc mang thai và cho em bé sau này. Ước tính, chỉ có khoảng hơn 1/3 trẻ đa thai sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt.
Một mất, một còn
Sau bao năm hiếm muộn, nay vợ chồng anh H.V.H. (36 t.uổi, quê Quảng Bình) đã được mãn nguyện khi có “gia tài” là hai con (1 trai, 1 gái). Ít ai biết rằng để có được niềm vui sum vầy đó, họ đã trải qua một hành trình ướt đẫm nước mắt, có cả chia ly tử biệt.
Anh H. và chị H.K.H. cưới nhau năm 2014. Và phải 3 năm sau họ mới được đón nhận tin vui “có thai” bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Tưởng rằng mọi thứ đều ổn thì đến tuần thứ 8 anh chị lại đón nhận cú sốc. “Thai trong bụng đã ngừng phát triển”, bác sĩ nói. Nghỉ ngơi một thời gian lấy lại sức chị lại bước vào đợt TTTON tiếp theo.
Và lần này chị đón nhận tin vui có hẳn thai đôi. Nhưng điều không may mắn lại tiếp tục ập đến khi siêu âm chỉ nghe được một tim thai đ.ập. “Tôi và chồng đều sốc và lo sợ không biết có giữ nổi thai còn lại không. Thế rồi sợ “đêm dài lắm mộng” nên khi thai được 37 tuần, vợ chồng tôi quyết định mổ bắt cậu con trai trước ngày dự sinh 3 tuần. Chỉ khi nghe tiếng con khóc oe oe vợ chồng tôi mới tạm yên tâm chút ít”- chị H. nói.
Tương tự nhưng chị H.T.A. có khác, sinh được hai con sinh đôi. Hai chị em sinh đôi nhưng khi nhìn bé T.H. và T.V. (4 t.uổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) ai cũng thấy sự khác biệt. Trong khi bé chị to cao thì bé em gầy gò, yếu ớt, da dẻ có phần xanh xao. Chưa kể bé em thường bị vấn đề về đường tiêu hóa, viêm phổi.
“Có bầu hai bé tôi vô cùng áp lực. Thai trong bụng nhiều lần dọa sinh non và để an toàn cả hai vợ chồng tôi quyết định mổ bắt thai sớm”, chị H.T.A. (30 t.uổi, mẹ hai bé) nói. Chị cho biết trong hai bé, bé em thường xuyên phải vào bệnh viện bởi các vấn đề liên quan đến hô hấp và đường tiêu hóa.
Biến chứng tăng 10 lần
Các chuyên gia về sinh sản châu Âu đã cảnh báo về các hiểm họa sức khỏe của mẹ và thai, khi bà mẹ mang song thai hay nhiều hơn. Theo đó, nguy cơ và biến chứng trong lúc mang thai của mẹ và thai tăng khoảng 10 lần so với bình thường.
Với mẹ mang đa thai nguy cơ trẻ sinh non rất cao. Điều này kéo theo bé thiếu tháng, nhẹ cân, phát triển kém, đa số phải nuôi dưỡng, theo dõi thời gian dài ở chăm sóc sơ sinh đặc biệt (NICU); trẻ phát triển không toàn vẹn, hàng loạt di chứng tồn tại cả đời của trẻ sinh non về thị giác, thính giác, khó khăn khi thở, bú, đề kháng n.hiễm t.rùng, chống lạnh… không nuôi được và mất sớm.
Đa thai làm tăng nguy cơ nhau bong non, bất thường nước ối (đa ối hoặc thiểu ối); tăng tỉ lệ mổ lấy thai và băng huyết sau sinh; hội chứng truyền m.áu song thai (xảy ra ở trẻ sinh đôi cùng trứng), các trẻ có hiện tượng này tiên lượng sống không cao.
Ngoài ra, sản phụ dễ bị đái tháo đường thai kỳ; tăng nguy cơ suy tim, tăng huyết áp và t.iền sản giật (từ 2-5 lần), có thể gây nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai.
Chưa hết, tỉ lệ chậm phát triển tâm thần vận động dẫn đến bỏ học tăng cao ở các trẻ sinh ra song thai. Trẻ sinh ra ở các trường hợp đa thai cũng tăng nguy cơ bị các bệnh rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường khi lớn và nhiều nguy cơ lâu dài khác.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các trường hợp đa thai hiện nay có một tỉ lệ lớn từ các trường hợp IVF (TTTON) chuyển nhiều phôi. Thực tế có nhiều cặp vợ chồng có suy nghĩ sai lệch là muốn đa thai để bù đắp tình trạng hiếm muộn mà không hiểu hết những hiểm họa của đa thai. Tuy nhiên, trên thế giới nhiều nước khuyến cáo mỗi lần chỉ cấy 1 phôi (tối đa 2 phôi) vào tử cung để giảm thiểu nguy cơ bị đa thai.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – tổng thư ký Hội Nội tiết và sinh sản TP.HCM – cho rằng mục đích điều trị vô sinh là có một thai, an toàn cho cả mẹ và thai. Điều này đảm bảo khả năng sinh ra một đ.ứa b.é khỏe mạnh, thông minh là cao nhất.
“Nếu làm IVF, các trung tâm chỉ nên cấy vào tử cung 1 hoặc tối đa là 2 phôi. Tuy nhiên, có một số trung tâm quy trình nuôi cấy phôi chưa tốt, nên có khuynh hướng chuyển nhiều phôi, vậy là không tốt và tăng nguy cơ cho mẹ và thai.
Còn nếu kích thích buồng trứng để g.iao h.ợp tự nhiên hay IUI (phương pháp bơm t.inh t.rùng vào tử cung), chỉ nên cho tối đa 3 nang phát triển lớn, để giảm thiểu nguy cơ đa thai”, bác sĩ Tường khẳng định.
Đa thai và tỉ lệ sinh non tháng
Theo CDC và ASRM (Hoa Kỳ), tử cung người mẹ được cấu tạo đủ mang mỗi lần 1 thai. Do đó khi mang nhiều hơn là bất thường, điều này làm nảy sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng mang thai.
Các bộ phận của trẻ bị ảnh hưởng (có thể dị tật) gồm phổi, tim, mắt, não, đường tiêu hóa, ống thần kinh… Mức độ sinh non bị tác động tùy thuộc số thai trong bụng.
* Một thai (xanh dương): tỉ lệ sinh non 10%
* Song thai (xanh lá): tỉ lệ sinh non 60%
* Tam thai (vàng): tỉ lệ sinh non 90%
Tứ thai (đỏ): tỉ lệ sinh non 90%.
91 ngày nuôi sống 3 bé tí hon được mẹ sinh non
Bệnh viện Hùng Vương vừa hoàn tất hơn 3 tháng nuôi sống thành công 2 b.é g.ái và 1 b.é t.rai của ca sinh 3 khi mẹ chỉ mang thai 26 tuần 5 ngày.
Thai phụ Võ Đinh Hồng Vân, 29 t.uổi quê ở Bình Thuận, mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Do sản phụ mang đa thai, lại có bệnh lý nền nên được chỉ định nhập viện và theo dõi thai tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM.
3 em bé sinh non được cứu sống sau 91 ngày.
Sau 35 ngày chăm sóc, ngày 16/5, các bác sĩ đã quyết định mổ bắt thai khi t.uổi thai chỉ mới 26 tuần 5 ngày. Cân nặng lúc sinh của các bé lần lượt là 785g, 850g và 860g. Sau sinh cả 3 bé được chuyển đến khoa Sơ sinh để chăm sóc điều trị.
Các bé được sinh quá non, bị viêm phổi, suy hô hấp, có bé bị viêm ruột, bé khác còn bị n.hiễm t.rùng huyết. Các bác sĩ đã trải qua 91 ngày nỗ lực nuôi chăm, thay đổi thuốc phù hợp để cứu sống các bệnh nhi.
Bác sĩ Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương cho biết, đối với bé bị n.hiễm t.rùng huyết, ngoài thở máy, các bác sĩ phải cho truyền m.áu, sử dụng kháng sinh, đặt tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên để nuôi ăn tĩnh mạch lâu dài.
Tuy nhiên sau 6 tuần, bệnh nhi bị tái n.hiễm t.rùng, các y bác sĩ lại thay thế kháng sinh để phù hợp cơ thể bé. Dần dần bé cai thở máy, cai thở oxy, được chăm sóc theo phương pháp Kangaroo (ấp trong lòng mẹ). Qua 91 ngày cân nặng của bé đạt 2,16kg.
Còn bé thứ 2 cũng được nuôi ăn đường tĩnh mạch, thở máy. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi này có đợt viêm phổi tái phát trên nên bệnh phổi mãn tính, được dùng kháng sinh và truyền m.áu. Qua 91 ngày, bé bú tốt và được xuất viện với cân nặng 2kg.
Riêng bệnh nhi thứ 3 vừa viêm phổi mạn vừa viêm ruột. Sau 20 ngày thở máy, bé được bơm chất hỗ trợ phổi, điều trị kháng sinh và dinh dưỡng hỗ trợ. Bé có thể cai máy thở, chuyển sang thở oxy áp lực cao và cai hẳn được oxy sau 2 tháng điều trị. Sau đó, do có bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng nên bé được chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị. Vừa qua, bé được xuất viện với cân nặng 1,88kg./.