Kẽm quan trọng với trẻ nhỏ thế nào?

Ở nước ta hiện nay, bên cạnh tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iod… thì thiếu kẽm cũng đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Ở nước ta hiện nay, bên cạnh tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iod… thì thiếu kẽm cũng đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 t.uổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%.

Kẽm có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym của cơ thể, là chất xúc tác không thể thiếu trong tổng hợp DNA, RNA và phân chia tế bào. Thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, gây ra suy dinh dưỡng thấp còi.

kem quan trong voi tre nho the nao 9d0bfc

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp phát triển hệ miễn dịch ở trẻ.

Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Đối với miễn dịch, kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm cũng được nhận thấy ở cả súc vật thí nghiệm và t.rẻ e.m bị thiếu kẽm.

Do đó, thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị SDD và t.ử v.ong ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong trên 50%…

Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy là ăn không ngon, chán ăn, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan s.inh d.ục chậm trưởng thành.

Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 t.uổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 t.uổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), giá đỗ cũng giàu kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

BS. Nguyễn Lâm

Theo SK&ĐS

4 loại vitamin và khoáng chất ngăn ngừa móng tay giòn và dễ gãy

Móng tay giòn và dễ gãy thường xảy ra vào thời kỳ mãn kinh. Một chế độ ăn uống giàu các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, vitamin B và C có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Móng tay giòn là một vấn đề khá phổ biến, nhưng nguy cơ phát triển bất thường này tăng lên vào thời kỳ mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, có một số vitamin và khoáng chất có thể tăng cường móng tay và giúp khôi phục chúng. Tìm hiểu về các vitamin và khoáng chất mà mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống của mình để tránh hoặc cải thiện móng tay giòn.

1. Kẽm

Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Kẽm đóng góp đối với làm sẹo vết thương, khả năng miễn dịch, tăng trưởng móng tay và tóc. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra móng khô và dễ gãy. Ăn những thực phẩm chứa kẽm có thể làm tăng lượng kẽm trong cơ thể và cải thiện móng tay giòn. Hãy thử tiêu thụ kẽm nhiều hơn bằng cách tăng tiêu thụ hải sản, thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng và viên kẽm bổ sung. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều khoáng chất này, một lượng kẽm quá mức có thể làm rối loạn dạ dày và gây ra tiêu chảy.

4 loai vitamin va khoang chat ngan ngua mong tay gion va de gay 01e036

2. Sắt

Sắt là cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu, hơn một nửa nguồn cung cấp sắt của cơ thể được tìm thấy trong m.áu. Thiếu sắt có thể gây ra vấn đề sức khỏe, như sự phát triển của móng tay hình lõm và giòn. Ăn nhiều trái cây sấy khô hơn, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm để bổ sung sắt, cũng có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, gà tây và trứng.

3. Vitamin C

Vitamin C (acid ascorbic) là một loại vitamin nổi tiếng, và một vitamin không thể được sản xuất bởi cơ thể; nó phải được nhận qua tiêu thụ qua thực phẩm. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay giòn và dễ gây ra sự tăng trưởng chậm của cả tóc và móng tay. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, đó là một thành phần của da, tóc và móng tay. Do cơ thể không thể sản xuất vitamin C, điều quan trọng là tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, trái cây và nước trái cây, và rau xanh.

4. Vitamin nhóm B

Biotin, một phần của gia đình vitamin nhóm B và còn được gọi là vitamin H, là cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của móng tay. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B tăng lên khi bạn già đi, và nó có thể dẫn đến móng tay khô, giòn. Biotin cùng với các vitamin nhóm B làm việc cùng nhau để duy trì móng tay sáng bóng mạnh mẽ. Một trong những cách tốt nhất để tránh sự thiếu hụt biotin là ăn gan, súp lơ, cà rốt, và cá hồi.

Rõ ràng chế độ thực phẩm ăn uống không những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và phát triển của tóc, móng và da. Một chế độ ăn giàu các loại thực phẩm bổ sung cho móng tay làm giảm thiểu đáng kể tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Trong trường hợp đã bổ sung đủ thực phẩm theo hướng dẫn, tình trạng xấu đi của móng tay vẫn không cải thiện, nên gặp bác sĩ để được tư vấn chẳng hạn bổ sung hoặc điều trị thay thế hormone khi bạn đang ở t.uổi mãn kinh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Tham khảo 34 Menopause Symptoms

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *