Khi la hét để được giúp đỡ nhưng không có một ai ở xung quanh, bà mẹ đã xử lý theo hướng dẫn của một video sơ cứu hóc dị vật mà chị đã xem rất nhiều lần trước đó.
Vào năm nay, một bà mẹ đến từ Ewloe, North Wales (Anh), đã nhận được g.iải t.hưởng St John Ambulance Everyday Heroes – g.iải t.hưởng tôn vinh những người anh hùng cứu sống người khác được tổ chức bởi Reverend Richard Coles – vì chị đã sơ cứu đúng cách khi con gái bị nghẹt thở bởi một miếng xoài.
Chị Lindsey đã nhận được g.iải t.hưởng St John Ambulance Everyday Heroes vì xử lý đúng cách và đã cứu sống con khi con gái hóc một miếng xoài.
Chị Lindsey Hughes (32 t.uổi), người được vinh dự nhận g.iải t.hưởng kể: “Chuyện này xảy ra khi Phoebe mới được 8 tháng t.uổi. Hôm đó, tôi cùng con đi dạo dọc bãi biển ở Brighton. Tôi đang cai sữa cho Phoebe và đang tập cho con ăn dặm. Vì đang mọc răng nên c on bé rất thích gặm trái cây, do đó, tôi liền đưa cho Phoebe một miếng xoài bằng ngón tay để nhai. May mắn là khi đó tôi đã ngồi xuống ghế đá và nhìn con ăn. Đột nhiên, tôi thấy Phoebe im lặng. Mặt con chuyển sang đỏ ửng chỉ trong vài giây và đôi mắt mở lớn trừng trừng. Trông Phoebe lúc ấy như thể bị sốc, con bé không hiểu được chuyện gì đang xảy ra”.
“Rồi tôi trông thấy con như bị co giật vì Phoebe vùng vẫy trong hoảng loạn. Điều này thật kinh khủng. Tôi bắt đầu hét lớn để nhờ giúp đỡ, nhưng không có một ai ở xung quanh. Tôi vội bế con ra khỏi xe đẩy. Ngay từ khi mang bầu, tôi đã rất sợ việc em bé bị hóc nghẹn nên đã xem video của St John Ambulance (Tổ chức chuyên thực hiện việc giảng dạy và thực hành sơ cứu y tế ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới) về cách xử lý khi trẻ bị nghẹt đường thở do hóc dị vật”.
Cô bé Phoebe lúc 8 tháng t.uổi.
Do đó, chị Lindsey đã đặt đ.ứa t.rẻ nằm sấp vắt ngang trên hai chân của mình, mông cao hơn so với đầu một chút. “Tôi vỗ thật mạnh ba cái lên lưng của Phoebe dù tôi không hề muốn con bị đau, nhưng trong trường hợp này tôi không còn cách nào khác. Đến tiếng vỗ lưng thứ tư thì miếng xoài văng ra khỏi miệng và Phoebe bắt đầu thở lại. Con bé dần tỉnh táo, sắc mặt trở nên hồng hào như bình thường, thậm chí còn đưa tay ra xin mẹ miếng trái cây nữa”, bà mẹ nhớ lại.
Còn hiện giờ thì Phoebe đã trở thành một cô bé 4 t.uổi xinh đẹp và đáng yêu như thế này.
Qua sự cố hóc thức ăn của con mà chị Lindsey tin rằng việc xem video của St John Ambulance đã giúp chị cứu sống được con gái của mình. Chị chia sẻ: “Khi chứng kiến cảnh con mình đang bị nghẹn thở, thật khó để suy nghĩ mình phải làm gì. Nhưng tôi đã xem video hướng dẫn này rất nhiều lần nên tôi đã có sự chuẩn bị trước. Bây giờ, Phoebe là một cô bé 4 t.uổi xinh đẹp và tuyệt vời. Con rất vui vẻ và có tính cách đáng yêu”.
Nguồn: Mirror/Helino
Cúm A đang hoành hành, có thể gây t.ử v.ong nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách
Mắc cúm, có trẻ sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các biến chứng suy hô hấp.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, BV Nhiệt đới Trung ương và một số bệnh viện khác ở Hà Nội những ngày gần đây số lượng bệnh nhân mắc cúm đang không ngừng gia tăng.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, dù bệnh cúm lành tính, nhưng ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 t.uổi), t.rẻ e.m (
Nếu bị cúm, chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm.
Nếu bị cúm, chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng.
Vì thế, nếu thấy cúm biểu hiện các triệu chứng có dấu hiệu nặng lên, có biểu hiện viêm phổi cần phải nhập viện.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, những ngày qua, lượng bệnh nhi nhập viện vì cúm A tăng cao, với khoảng 100 -130 trẻ đến khám mỗi ngày có các dấu hiệu nghi ngờ cúm. Hiện tại, số bệnh nhân điều trị là 150 trẻ mắc cúm A. Có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…
Có trẻ sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các bệnh lý khác. Có gia đình, cả nhà bị cúm A.
Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, biểu hiện của bệnh cúm đối với t.rẻ e.m hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm (thời gian ủ bệnh), các biểu hiện ban đầu có thể là: sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi… Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi.
Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.
PGS Dũng khuyến cáo khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Cha mẹ lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang vi rút cúm ra cộng đồng.
Diệu Thu
Theo baogiaothong