Bệnh cảm cúm rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ t.uổi nào. Bệnh khiến bạn mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện sớm các triệu chứng cảm cúm sẽ giúp bạn chữa kịp thời và phòng ngừa lây lan.
Theo thống kê từ các nhà khoa học, thời điểm giao mùa là khoảng thời gian có nhiều người dễ dàng bị cảm cúm nhất. Tuy nhiên, nhiều người thường lầm tưởng về tác dụng của một số thực phẩm đối với người bị cúm.
Cách điều trị cảm cúm hiệu quả:
– Thực phẩm nên tránh sử dụng
Bơ, sữa và phô mai là loại thực phẩm mà nhiều người thường lầm tưởng về tác dụng nhất đối với người bị cúm. Với suy nghĩ đây là dòng thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng nên thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, nhưng ngược lại, chúng kích thích việc tạo ra các chất nhầy trong phổi.
Các loại thịt đỏ hoặc thực phẩm tươi sống là những đồ người cúm cũng không nên sử dụng.Thịt đỏ và đồ ăn tươi sống rất khó để tiêu hóa, trong khi những người bị cúm thường có hệ tiêu hóa khó hoạt động và có sức khỏe ở mức yếu, việc tốn thêm năng lượng để tiêu hóa sẽ làm giảm khả năng hồi phục của họ, kéo dài thời gian bị bệnh hay thậm chí khiến việc bị cúm thêm trầm trọng hơn.
Các loại đồ ăn cay, nóng và chiên rán cũng nằm trong danh sách không nên sử dụng cho người bị ốm, cúm. Những thực phẩm này sẽ khiến tắc nghẽn đường tiêu hóa, co thắt đường ruột, trào ngược dịch vị và axit dạ dày, làm cho người bênh có cảm giác buồn nôn và không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng phục hồi cơ thể.
Các thực phẩm có chứa chất kích thích bao gồm rượu, bia, trà, cà phê, nước tăng lực… là những đồ mà người cúm tuyệt đối phải tránh xa và không được phép sử dụng. Chúng có tác dụng lợi tiểu, làm cơ thể người bệnh bị mất nước nhanh.
– Những món ăn tốt khi bị cúm
Đứng đầu trong những đồ ăn, thức uống mà người bị cảm cúm nên sử dụng đó là nước lọc. Đặc biệt, nước ấm sẽ giúp mở đường hô hấp, kích thích tiêu hóa và đào thải chất độc khỏi cơ thể người bệnh. Người cúm nên uống nhiều nước để gia tăng tốc độ phục hồi cho cơ thể.
Trái cây cũng nằm trong danh sách được khuyên dùng trong việc chăm sóc cho người bệnh. Người cảm cúm nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C do chúng có thể tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
Một số loại trái cây giàu vitamin C phổ biến như: cam, quýt, chanh, bưởi… Ngoài ra, một số loại trái cây có chứa Flavonoid (còn được gọi là vitamin P) cũng có khả năng chống nhiếm trùng được hô hấp hiệu quả như: nho, việt quất, dâu tây…
Người cúm nên là các món dễ tiêu hóa, dạng lỏng và nóng hổi, đại diện như cháo hay súp gà. Các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng nước dùng được chế biến cùng các nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng là cách bổ sung chất protein và các chất vitamin, chất xơ hiệu quả cho người bệnh.
Với khả năng giải nhiệt, dễ tiêu hóa, dễ dàng để hấp thụ, kích thích hình thành các kháng thể, thông xoang mũi và có thể làm ấm cơ thể từ bên trong thì cháo hay súp gà là những món ăn người cảm cúm nên sử dụng nhất.
6 triệu chứng cảm cúm bộc lộ sớm
– Mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột
– Đau nhức cơ thể và ớn lạnh
– Ho khan, ho dai dẳng
– Đau họng
– Sốt
– Các vấn đề về tiêu hóa
Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè – thu?
Chăm sóc con đúng cách, thời điểm giao mùa hè – thu vô cùng nhạy cảm đối với sức khỏe của bé. Thời tiết từ oi nóng chuyển sang mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp sẽ gây ra những vấn đề khiến trẻ dễ bị ốm.
1. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách
Có rất nhiều cách mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ khiến trẻ có đủ dinh dưỡng và có đầy đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật của thời tiết thay đổi thời điểm giao mùa.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý cung cấp cho trẻ đủ 6 loại chất dinh dưỡng carbohydrates, chất béo, protein, khoáng chất, vitamin và nước cho trẻ. Việc cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống sẽ giúp trẻ đủ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ chống lại bệnh khi giao mùa hè thu.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ thời điểm giao mùa là điều cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý chỉ nên bổ sung cho trẻ lượng thực phẩm dinh dưỡng ở mức trẻ cần, tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lựa chọn một số biện pháp bổ sung khác như cho trẻ uống thuốc nhằm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên chỉ sử dụng ở liều lượng thích hợp, không được lạm dụng sử dụng thuốc tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng thích ứng khi thời tiết giao mùa hè thu. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Chất vitamin mà trẻ cần được bổ sung vào thời điểm giao mùa như: Vitamin B1, B2, C, A,… Bổ sung khoáng chất cho trẻ bằng cách bổ sung các loại rau quả, trái cây,…
Thời điểm giao mùa, trẻ cần được bổ sung nhiều nước nhằm nâng cao sức đề kháng, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh chống lại bệnh thời điểm giao mùa hè thu – Ảnh Internet
2. Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè thu
– Thực phẩm chứa nhiều chất đạm
Thời điểm giao mùa, thực đơn dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm là cần thiết đối với trẻ. Chất đạm cung cấp cho trẻ giúp trẻ hấp thụ tốt và dễ tiêu hóa hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho biết rằng, nếu trẻ được bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất đạm sẽ kích thích sản sinh nhiệt cao, điều này giúp trẻ giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển đột ngột, giao mùa hè thu lúc nóng lúc thời tiết mát mẻ.
Các loại thực phẩm chứa chất đạm có thể bổ sung cho trẻ như: Sữa, cua, cá, tôm, trứng, thịt, gan,…
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin
Các chất vitamin sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, điều này chống lại bệnh cảm cúm khi thời tiết có những thay đổi đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu.
Vitamin A có tác dụng giúp trẻ tăng cường chức năng miễn dịch, làm ổn định màng tế bào da trên cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt chất thì vitamin A sẽ giữ vai trò chống virus, chức năng của vitamin A còn bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ yếu dần, nếu trẻ bị virus tấn công trẻ sẽ dễ mắc bệnh.
Các loại thực phẩm có nhiều vitamin mà trẻ cần được bổ sung có nhiều trong: trứng, sữa, rau mồng tơi, rau ngót, rau cải ngọt, cà rốt, các loại trái cây như: xoài, chuối, đu đủ,…
Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp trẻ tăng cường thể lực và giúp trẻ chống lại tình trạng lây nhiễm virus thời điểm giao mùa. Cần cho trẻ bổ sung đầy đủ vitamin C giúp trẻ hình thành kháng thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm có nhiều vitamin C là các loại trái cây có múi, rau xanh,…
Nên cho trẻ ăn gì để trẻ được cung cấp đủ vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng – Ảnh Internet
– Nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ thời điểm giao mùa hè thu
Hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn, vì thế thời điểm giao mùa cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột, các loại cháo hoặc sản phẩm dinh dưỡng nghiền nhỏ khác hỗ trợ giúp trẻ dễ ăn.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần bổ sung dầu thực vật vào bữa ăn, không nên sử dụng dầu động vật và giữ vệ sinh cho trẻ an toàn, bảo quản đồ ăn kỹ, lưu ý không sử dụng đồ ăn đã nấu nhiều lần cho trẻ.
– Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu:
Thời tiết thay đổi, trẻ cần được giữ ấm hơn. Lựa chọn cho trẻ các loại trang phục thoáng mát khi trời trở nóng để tránh bị ốm vì không kịp thay đổi và thích nghi với thời tiết thời điểm giao mùa khi nhiệt độ nóng lạnh thất thường.
Cần vệ sinh các dụng cụ cá nhân của trẻ sạch sẽ nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh cho trẻ. Hướng dẫn và hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng nhằm giúp trẻ tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cho trẻ tập thể dục đều đặn, thói quen này giúp trẻ khỏe mạnh để trẻ có đủ sức đề kháng tránh được các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh và khả năng miễn dịch tốt hơn giúp trẻ tránh mắc các bệnh: cảm cúm, tay chân miệng,… khi thời tiết giao mùa hè thu.