Ở giai đoạn dậy thì, cậu nhỏ của các chàng trai vươn mình phát triển nhanh. Lúc này, nam giới phải mặc quần lót (hay còn gọi là quần sịp).
Ảnh minh họa
Các bạn nam thường băn khoăn về tư thế đặt cậu nhỏ sao cho thoải mái, an toàn nhất để phát triển tự nhiên nhất.
Xu hướng lo lắng nhất của bạn nam là không biết mình nên hướng cậu bé lên hay dốc xuống. Thật ra, để d.ương v.ật ở tư thế nào có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất chính là hướng đặt đúng. Trong chuyên môn, tư thế hướng lên của d.ương v.ật được xem là tư thế sinh lý của cơ quan này, tức là tư thế thuận lợi nhất, ít hại nhất. Nếu cho d.ương v.ật hướng lên trong quần lót thì khi d.ương v.ật cương cứng sẽ thuận theo chiều tự nhiên, không có cảm giác bị chèn ép. Thế nhưng, điều này cũng bất tiện như: khi bất chợt d.ương v.ật cương, thun quần chẹn ngang cổ d.ương v.ật sẽ gây rất khó chịu.
Còn khi để d.ương v.ật hướng xuống, khi mặc quần ôm không lo d.ương v.ật cộm lên, nhưng lâu ngày cậu nhỏ sẽ có hiện tượng cong xuống và ống tiểu bị chẹn nên có thể gây hẹp niệu đạo, khó tiểu. Về chuyện nếu d.ương v.ật hướng xuống dưới thì t.inh h.oàn sẽ được bảo vệ, che chắn, cách hiểu này có vẻ logic. Nhưng thực ra, d.ương v.ật ở trạng thái xìu rất di động nên nếu có một chấn thương trực tiếp vào “hạ bộ” thì t.inh h.oàn vẫn có thể bị tổn thương như thường. Và nếu chẳng may lúc đó d.ương v.ật đang cong xuống và cương cứng thì xem như đây là “đòn hiểm” vì rất có thể nó sẽ bị gãy do gập mạnh đột ngột.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là luôn thay đổi cách đặt cậu bé sao cho “dễ thở” nhất. Khi cậu bé bị đau thì đó chính là lúc cu cậu lên tiếng phản đối việc bị đối xử “chèn ép”. Lúc này, bạn mau tìm cách thay đổi vị trí của cậu bé đi thôi.
Vấn đề khác nữa, có phải nếu mặc quần lót thì để d.ương v.ật xuống dưới sẽ cởi quần đi tiểu dễ dàng, thoải mái hơn là khi d.ương v.ật đang hướng lên? Trên thực tế, ngược lại, nếu kéo d.ương v.ật ra khỏi quần lót khi nó ở tư thế hướng lên trên sẽ dễ dàng hơn là khi nó hướng xuống.
Việc chọn lựa chiếc quần phù hợp với cậu nhỏ cũng là một trong những cách giúp bảo vệ cậu nhỏ trong mọi tư thế. Không mặc quần lót quá chật. Không chọn quần lót bằng vải sợi nylon hoặc polyester vì khi cọ xát với cơ quan s.inh d.ục, nó sẽ kích thích t.inh h.oàn. Để bảo vệ t.inh t.rùng, nhiệt độ ở t.inh h.oàn luôn phải thấp hơn thân nhiệt vài độ. Vì vậy, nam giới cần mặc quần lót vừa vặn, thoải mái. Quần lót chật sẽ ép t.inh h.oàn vào cơ thể khiến nhiệt độ t.inh h.oàn tăng cao, từ đó làm giảm số lượng t.inh t.rùng. Vệ sinh vùng kín và thay quần lót hàng ngày. Đối với những bạn nam vận động ra nhiều mồ hôi thì nên thay quần lót nhiều lần hơn trong ngày. Quần lót sau khi thay cần giặt sạch và phơi dưới nắng để t.iêu d.iệt hết vi khuẩn tiềm tàng.
Lê Thục Anh
Theo SK&ĐS
Con gái sẽ tự rước họa vào thân nếu không thay băng vệ sinh đúng giờ
Trong kỳ k.inh n.guyệt, việc vệ sinh vùng kín là quan trọng. Thay băng vệ sinh thường xuyên là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho vùng kín.
Trong thời gian “đèn đỏ”, dù bạn dùng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san thì bạn cũng nên thay đổi thường xuyên để tránh trường hợp k.inh n.guyệt đầy tràn. Môi trường của “cô bé” trong những ngày “rớt dâu” lại vô cùng ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và có mùi hôi.
Thực sự điều này cũng không quá tồi tệ hay nguy hiểm nếu bạn không thường xuyên bỏ quên việc thay băng sau vài tiếng, nhưng tốt nhất đừng tạo nó thành một thói quen xấu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Trước khi có thể thở phào nhẹ nhõm rằng bạn đã không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho vùng kín, thì đây là một số điều bạn có thể trải nghiệm qua.
Khô â.m đ.ạo
Một khi bạn nhận ra rằng băng vệ sinh bạn đang dùng đã được một lúc lâu mà chưa đi thay, điều bạn nên nghĩ tới ngay sẽ là â.m đ.ạo bị khô. Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh trong những ngày này, tốt nhất bạn nên lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên trong ít nhất 4-8 tiếng đồng hồ. Băng vệ sinh với tính thấm hút tốt có thể khiến các mô xung quanh trở nên rất khô, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu cho vùng kín.
Nếu đây là tình huống mà bạn gặp phải, hãy dành cho mình một chút thời gian thay thế tampon bằng một miếng đệm lót, vùng kín sẽ được nghỉ ngơi một chút. Ngoài ra, hãy sử dụng một số chất bôi trơn để cấp ẩm và giúp giảm bớt sự khó chịu.
Mùi hôi khó chịu
Nếu bạn duy trì thói quen “lười” thay băng, vùng kín sẽ bắt đầu có mùi tanh. Mùi đặc trưng, rất dễ nhận ra đến nỗi các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh trước khi bạn giải thích tình trạng của bản thân.
Bản chất m.áu không có mùi, nhưng khi nó bắt đầu tương tác với vi khuẩn trong cơ thể, nó sẽ phát sinh mùi. Bạn để băng vệ sinh càng lâu trong cơ thể thì càng có nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển và tất nhiên nó sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.
N.hiễm t.rùng nghiêm trọng.
Có thể bạn đã nghe nói về Hội chứng Sốc độc tố (TSS), một căn bệnh có thể gây t.ử v.ong do sự tích tụ của vi khuẩn khi sử dụng tampon trong một thời gian dài.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường vùng kín bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào m.áu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này xảy ra với tỷ lệ cao hơn khi các bạn nữ sử dụng tampon lúc â.m đ.ạo đang viêm nhiễm.
Nhưng chỉ có khoảng 1 đến 17 trường hợp được báo cáo trên 100.000 phụ nữ có k.inh n.guyệt mỗi năm, với thanh thiếu niên và phụ nữ dưới 30 t.uổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Dù khả năng mắc bệnh thấp, nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, huyết áp thấp và da trông như bị bỏng bằng nước sôi.
Màu sắc k.inh n.guyệt thay đổi
Nếu bạn đã sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy nặng nề và vô cùng khó chịu! Bên cạnh m.áu màu đỏ sẫm, bạn cũng có thể nhìn thấy dịch tiết màu nâu, sẽ xuất hiện khí quá 12 tiếng mà bạn chưa thay băng. M.áu k.inh n.guyệt càng về sau, sẽ mấy sắc đỏ và chuyển sang nâu.
Hoặc bạn không bị sao cả!
Ngoài việc cảm thấy hoàn toàn lo lắng và căng thẳng, thì đôi khi sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nếu chỉ mới một hoặc hai giờ và bạn cảm thấy vẫn ổn, khoảng 2 tiếng sau bạn có thể thay thế băng vệ sinh mới. Tuy nhiên, nếu bạn để nó trong hơn một hoặc hai ngày, bạn có thể sắp xếp một chuyến để đến gặp bác sĩ.
Cô ấy có thể muốn thực hiện nuôi cấy để đảm bảo không có bất kỳ vi khuẩn nào xung quanh vùng kín và sẽ đưa bạn vào một loại thuốc kháng sinh để đề phòng.
Sự thật đã chứng minh, rất nhiều người dù đã đọc thông tin và hiểu biết về sự nguy hại của thói quen xấu này nhưng vẫn coi thường và nghĩ “sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra đâu”.
Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng, chị em nên thay băng vệ sinh sau khi sử dụng 2 – 4 giờ để tránh việc dùng băng vệ sinh trên 8 tiếng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Hãy ghi nhớ và thực hiện đúng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân bạn nhé!
Nguồn: Seventeen, The Healthy
Theo Helino