Đậu nành (hay đậu tương) được xem là “vua” các loại đậu bởi giàu protein và lipid, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Trong 100g đậu nành có từ 34 – 40g protein và khoảng gần 20g lipid. Hạt đậu nành còn là một thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng, có gần đủ các vitamin B1, B2, PP, A và D, E, K, F…)
Các nhà sinh hoá học đã phát hiện trong đậu nành có những hợp chất giống như oestrogen và gọi chúng là phytoestrogen, có nghĩa là oestrogen cây cỏ. Những phytoestrogen này đi vào cơ thể sẽ tác động rất giống oestrogen nhưng an toàn, không làm tăng nguy cơ gây ung thư như thuốc oestrogen.
Đối với phụ nữ chuẩn bị hoặc đã bước sang t.uổi mãn kinh, khi được bổ sung đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày, các triệu chứng nặng nề ở t.uổi mãn kinh cũng giảm hẳn, những cơn “bốc hoả” khó chịu giảm được tới 40%. Chế độ ăn giàu đậu nành có thể giúp làm ổn định huyết áp và giảm các khó chịu quanh thời kỳ mãn kinh.
Đậu nành còn giúp gia tăng hấp thu calcium vào xương và ngăn quá trình loãng xương, từ đó làm giảm nguy cơ gãy xương. Khi sử dụng chế độ ăn giàu đậu nành trong 12 tuần, ghi nhận mật độ xương gia tăng 5,2%. Nếu chế độ ăn này kéo dài đến 6 tháng, mật độ xương của phụ nữ mãn kinh được gia tăng rất đáng kể. Chỉ cần 2 cốc sữa đậu nành hoặc vài bìa đậu phụ thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày là đủ làm hạ các cơn “bốc hoả” và những triệu chứng khó chịu cho chị em.
Từ đậu nành, người ta có thể làm ra nhiều món ăn khác nhau. Điều thú vị là món nào cũng mát, bổ mà giá thành lại bình dân. Đậu nành có thể nấu, luộc, rang vàng, thậm chí còn được xay nhuyễn làm bột. Tuy đều là những món ăn được chế biến từ đậu nhưng mỗi món có một hương vị riêng, rất đặc trưng, mang đậm hình ảnh từng vùng, miền…
Từ đậu nành, khi chế biến ra món đậu phụ – một món ăn dân dã lâu đời – nhiều người nghĩ đậu chỉ luộc, rán. Nhưng các chuyên gia ẩm thực đã “khoác lên cho đậu phụ những món ăn mới như đậu Tứ Xuyên, đậu nhồi nấm thịt, đậu nấm tuyết, đậu muối…
Từ đậu nành, người ta có thể làm chè. Một món ăn dân dã khác được nhiều thực khách ưa thích vào mùa hè đó là tào phớ. Nguyên liệu món này cũng được làm từ đậu nành, chan thêm nước đường vàng ướp hoa nhài giúp thực khách giải mát giữa những ngày trời hanh.
MINH HUYỀN
Theo SK&ĐS
Đậu nành có thể ngăn ngừa tổn thương mạch m.áu do chất kích thích
Trong các thử nghiệm tại phòng lab, các nhà khoa học phát hiện ra một hợp chất có trong đậu nành đã ngăn chặn tổn thương đến niêm mạc mạch m.áu trong tim và hệ tuần hoàn trong một “cú sốc” nào đó, thứ này có thể góp phần cung cấp thêm phương pháp ngăn chặn tác dụng phụ đến tim mạch từ việc sử dụng cần sa giải trí và y tế, theo nghiên cứu sơ bộ được trình bày tại Hội nghị Khoa học Tim mạch Căn bản 2019 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Đậu nành có nhiều hỗ trợ với những người thường xuyên sử dụng chất kích thích
Cần sa là loại thuốc bất hợp pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và ngày càng được hợp pháp hóa cho mục đích giải trí và dược phẩm. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu nói rằng, hút cần sa có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Nó cũng có thể có những tác dụng phụ lên tim mạch, bao gồm cả thay đổi về nhịp tim và huyết áp khi mọi người sử dụng loại thuốc được FDA phê chuẩn có chứa phiên bản tổng hợp của delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) – hợp chất chính trong cần sa mang lại cảm giác “phê”.
“Loại thuốc này được kê đơn để giảm cảm giác buồn nôn từ hóa trị liệu và tăng cảm giác ngon miệng ở một số người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch”, Tiến sĩ Tzu-Tan Wei (hay còn gọi là Thomas), tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư trợ lý ngành dược ở trường Cao đẳng Y khoa thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, Thành phố Đài Bắc cho biết. “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là điều tra các cơ chế gây hại của cần sa và phát minh ra các loại thuốc mới để ngăn chặn các tác dụng phụ đó”, ông nói thêm.
Tác dụng của THC xảy ra sau khi nó liên kết với một trong hai thụ thể cannabinoid (CB1 và CB2) được tìm thấy trên não và cơ thể và cũng được tác động bởi cannabinoids có trong tự nhiên.
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào nội mô (giống như các tế bào niêm mạc mạch m.áu) có nguồn gốc từ tế bào gốc của 5 người khỏe mạnh. Cho các tế bào tiếp xúc với THC, họ thấy rằng: THC gây viêm và sự mất cân bằng oxy hóa, điều được biết ảnh hưởng đến lớp nội mô của các mạch m.áu và có liên quan đến sự phát triển của bệnh tim. Các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm chặn lối vào thụ thể CB1 bằng THC đã loại bỏ ảnh hưởng của THC trên các tế bào nội mô.
Điều trị bằng JW-1, một hợp chất chống oxy hóa có trong đậu nành đã loại bỏ các ảnh hưởng của THC.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật phòng lab gọi là phép cơ ký để kiểm tra phản ứng của động mạch của chuột với THC và phát hiện ra rằng JW-1 đã chặn các tác động tiêu cực của THC lên lớp nội mô bên trong.
“Trước đây, từng có 1 loại thuốc chặn CB1 được phê duyệt ở châu Âu cho việc điều trị bệnh béo phì nhưng nó đã bị thu hồi vì tác dụng phụ nghiêm trọng lên tâm thần”, TS Wei giải thích. “Ngược lại, là một chất chống oxy hóa, JW-1 có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh. Khám phá một cách mới để bảo vệ các mạch m.áu mà không gây nên tác dụng phụ về mặt tâm lý sẽ rất quan trọng về phương diện lâm sàng cũng như là sự tăng trưởng nhanh chóng của việc hợp pháp hóa cần sa trên toàn thế giới”.
Các nhà nghiên cứu hiện đang mở rộng quy mô nghiên cứu của họ bằng cách thử nghiệm các tế bào của những người sử dụng cần sa thường xuyên và những người hút cả t.huốc l.á và cần sa. Ngoài ra, họ đang xem xét tác động của THC cùng với thành phần chính khác của cần sa là cannabidiol.
“Nếu bạn bị bệnh tim, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng cần sa hoặc một trong những loại thuốc có chứa THC tổng hợp”, TS Wei nói. “Cần sa có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với hệ thống tim mạch ở những người mắc bệnh tim từ trước”.
Đức Mạnh
Theo Sciencedaily/GDTĐ