Sản phụ là B.T.N. (23 t.uổi) trú tại phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long mang thai 38 tuần t.uổi vào viện khám vì cảm nhận thai nhi không đạp dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường như đau bụng hay ra m.áu.
Sau khi vào viện, bác sĩ khoa Phụ sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh nghi ngờ sức khoẻ thai nhi đang có vấn đề nên lập tức siêu âm kiểm tra thấy tim thai đ.ập chậm chỉ còn 70 nhịp/phút và ngày càng yếu dần, chỉ định phải mổ lấy thai ngay lập tức. Xác định đây là ca cấp cứu tối khẩn cấp, tính mạng của thai nhi chỉ được tính bằng giây, bác sĩ trực lập tức thông báo cho lãnh đạo khoa bố trí phẫu thuật viên, đồng thời nhanh chóng liên lạc với khoa Gây mê hồi sức khẩn trương chuẩn bị phòng mổ.
Chỉ trong vòng 5 phút, sản phụ được đưa vào khu phẫu thuật, kíp cấp cứu liên khoa Phụ sản, Nhi, Gây mê hồi sức được huy động sẵn sàng phối hợp để xử trí tốt nhất trường hợp này.
Bác sĩ Tào Công Phú – khoa Gây mê hồi sức, BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng tiến hành gây mê nội khí quản cho bệnh nhân. “Chúng tôi đ.ánh giá nhanh tình trạng sản phụ để lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp. Dạ dày của bệnh nhân có nhiều thức ăn, nguy cơ trào ngược dạ dày khi gây mê rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên đòi hỏi chúng tôi phải khởi mê nhanh, giãn cơ ngắn bằng phương pháp gây mê nội khí quản để đảm bảo an toàn cho sản phụ, đồng thời giúp các phẫu thuật viên mổ lấy thai kịp thời. Trong quá trình mổ cấp cứu, kíp gây mê liên tục trao đổi với phẫu thuật viên, đồng thời theo dõi các chỉ số, đảm bảo bệnh nhân ổn định, không gặp bất cứ vấn đề gì trong suốt ca mổ diễn ra”, bác sĩ Phú nói.
Bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh sau phút “thập tử nhất sinh”. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Kíp mổ do BSCKI Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Phụ sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh làm kíp trưởng đã tiến hành phẫu thuật đưa thai ra ngoài an toàn chỉ trong 3 phút. Tiếp tục đ.ánh giá tình trạng người mẹ thấy nước ối đỏ, có khối m.áu sau rau, tử cung có dấu hiệu co hồi kém nên phẫu thuật viên sử dụng thuốc tăng co hồi tử cung, theo dõi và kiểm soát tình trạng rối loạn đông m.áu, khâu phục hồi để bảo tồn tử cung cho sản phụ. Ca mổ thành công sau 40 phút phẫu thuật căng thẳng, thai nhi cất tiếng khóc ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ và được các bác sĩ Nhi khoa hồi sức kịp thời. Hiện tình trạng sức khỏe của chị N. đã ổn định, em bé khỏe mạnh và nặng 3,3kg.
Là người tiếp nhận và thăm khám ban đầu, bác sĩ Phạm Văn Lượng – khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho biết: “Trường hợp của sản phụ N. bị rau bong non khá hy hữu vì thai 39 tuần khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ khi mang thai, sản phụ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, cũng không có biểu hiện bất thường, may mắn là người mẹ đã cảm nhận được những tín hiệu thay đổi của thai nhi nên đã đến viện. Khi siêu âm kiểm tra, thai nhi lúc đó đã rất yếu do bị ngạt, tim thai đ.ập chỉ còn 70 lần/phút, trong khi đó mức bình thường phải từ 120-160 lần/phút, nếu không mổ cấp cứu kịp thời thì không chỉ thai nhi mà cả tính mạng người mẹ cũng bị đe dọa.
Trong thời khắc đó, chúng tôi đã quyết định bỏ qua tất cả các thủ tục, quy trình để đưa bệnh nhân lên phòng mổ càng sớm càng tốt, làm sao cứu lấy đ.ứa t.rẻ một cách nhanh nhất, dù không thể lường trước được kết quả như thế nào. Và khi đ.ứa b.é ra khỏi bụng mẹ cất tiếng khóc chào đời, cả ê-kíp phẫu thuật đã vỡ òa trong hạnh phúc! Hơn nữa, kíp mổ đã nỗ lực bảo tồn tử cung cho bệnh nhân, đây là điều nhân văn giúp sản phụ trẻ tiếp tục mang thai về sau”.
Để cấp cứu thành công trường hợp của sản phụ N. không chỉ là sự tự tin, bản lĩnh về trình độ chuyên môn trong quá trình chẩn đoán và điều trị mà còn nhờ sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, khẩn trương giữa tất cả các chuyên khoa từ khoa Phụ sản đến Gây mê hồi sức, từ bác sĩ phẫu thuật cho đến nhân viên chăm sóc sơ sinh đã giúp cứu sống cả mẹ và bé thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, mang lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh trên địa bàn được cấp cứu trong khoảng “thời gian vàng”, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân.
Nhìn đứa con trong hạnh phúc, chị N. tâm sự: “Quá trình mang thai, hai mẹ con thường xuyên tương tác với nhau. Vì sắp đến ngày sinh nên bản thân khá lo lắng, khi gọi không thấy bé phản ứng hay cựa quậy, tôi đã quyết định vào viện kiểm tra cho an tâm dù không thấy đau gì. Gia đình đã rất sốc khi biết đ.ứa b.é đang vô cùng nguy kịch, tôi được các bác sĩ tức tốc đưa vào phòng mổ chỉ sau vài phút. Mở mắt tỉnh dậy biết con chào đời khỏe mạnh, thật sự không còn điều gì hạnh phúc hơn thế. Không biết nói gì ngoài lời cảm ơn chân thành tới các bác sĩ BVĐK tỉnh Quảng Ninh”.
Rau thai là nguồn sống chính của trẻ, cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Tình trạng rau thai bong non sẽ khiến quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị gián đoạn, nhất là trong trường hợp nặng không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến thai suy, mất tim thai, tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 30-60%, thậm chí nguy hiểm tính mạng người mẹ do sốc giảm thể tích, rối loạn đông m.áu, băng huyết sau sinh… Đây là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, chỉ khoảng 1% thai phụ gặp phải và khó có thể chẩn đoán trước được tình trạng này.
Các bác sĩ khoa Phụ sản khuyến cáo, để tránh xảy ra hiện tượng rau bong non gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, phụ nữ khi mang thai nên đăng ký khám thai định kỳ thường xuyên tại một cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và quản lý tốt thời kỳ thai nghén; thực hiện bổ sung acid folic trước và ngay sau khi mang thai;người mẹ nên thường xuyên tương tác với thai nhi, nhất là thời điểm bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ để dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc khi xuất hiện các triệu chứng như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa sản thăm khám và xử trí kịp thời.
Anh Văn
Theo SK&ĐS
Cố gắng suốt nửa năm mới có con, mẹ “chết lặng” khi nhìn thấy cơ thể con lúc sinh ra
Cậu bé chào đời sớm 1 tháng so với dự sinh, trong tình trạng nội tạng bị xổ hết ra khỏi bụng.
Đúng lúc đi khám thì biết tin mang thai
Chị Dorinda Vosloo, 22 t.uổi, sống ở Peterborough, Cambridgeshire (Anh) tiết lộ, cô và người bạn đời đã vui mừng như thế nào khi hay tin mang bầu vào cuối năm 2018 sau 6 tháng nỗ lực.
” Tôi và Luke bắt đầu lo lắng đôi chút, nghĩ rằng sẽ không nhận được tin vui bởi chúng tôi đã làm đúng mọi thứ, như lời bác sĩ khuyên. Chúng tôi quyết định đến bác sĩ để kiểm tra xem mọi thứ có ổn không.
Nhưng đúng vào ngày hẹn, Luke đề nghị tôi thử thai lần cuối và với sự kinh ngạc tột độ, chúng tôi phát hiện ra tôi đang có bầu. Tôi không thể tin nổi điều đó, chúng tôi đều vô cùng hạnh phúc“.
Bé Noah Lemmon chào đời sớm 1 tháng so với dự sinh trong tình trạng nội tạng bị xổ hết ra khỏi bụng.
Thai kỳ diễn ra suôn sẻ, nhưng trong lần siêu âm 12 tuần tại bệnh viện thành phố ở Peterborough, các bác sĩ thông báo họ nghi ngờ em bé trong bụng mắc chứng sổ tạng bẩm sinh (hay còn gọi là tật nứt bụng – gastrochisis), một tình trạng mà họ chưa từng nghe thấy trước đây.
Sổ tạng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh mà thành bụng không được hình thành một cách đầy đủ nên ruột bé phát triển bên ngoài và sẽ lộ ra khi đ.ứa t.rẻ chào đời.
” Tôi biết có gì đó không ổn khi siêu âm. Chuyên viên siêu âm liên tục phóng to vào nhiều vị trí trên màn hình và không nói gì cả. Không khí ngột ngạt lắm, cả hai chúng tôi nhìn nhau và bất chợt sợ hãi.
Sau đó, chuyên viên siêu âm đi ra khỏi phòng và gọi người khác vào. Thật sự rất căng thẳng. Tôi bật khóc bởi tôi biết chắc chắn xảy ra chuyện không hay rồi.
Chuyên viên siêu âm thứ hai bước vào và giải thích, họ nhận thấy một sự bất thường ở bụng thai nhi. Chúng tôi được đưa vào một phòng riêng biệt, nơi các chuyên gia tư vấn cho chúng tôi biết về các khả năng của khiếm khuyết mà em bé có thể gặp phải“, cô Dorinda nhớ lại sự việc.
Sau 6 tháng nỗ lực, vợ chồng chị Dorinda Vosloo mới có tin vui.
Vì bé Noah sinh ra với tình trạng bị xổ hết nội tạng khỏi bụng, nên các nhân viên y tế đã đặt bé vào một chiếc túi nylon để giữ cho các cơ quan bị lộ ra ngoài của bé được bảo vệ và ở nguyên tại chỗ.
Vài ngày sau, cặp đôi tiếp tục có một cuộc hẹn tại bệnh viện chuyên khoa ở Leicester, nơi bác sĩ tiến hành siêu âm thêm và chứng sổ tạng bẩm sinh được xác nhận.
“Cảm giác đau đớn lắm. Một cách tự nhiên, bạn bước vào lần siêu âm đầu tiên của mình, lòng tràn ngập phấn khích và mong đợi mọi thứ sẽ hoàn hảo. Và khi bạn biết không phải như vậy, sẽ thật khó khăn để chấp nhận.
Rồi chúng tôi lên mạng để tìm hiểu thêm về chứng sổ nội tạng bẩm sinh và điều gì đang chờ đợi mình phía trước. Thường thì những gì bạn đọc trên mạng có thể cực kỳ đáng sợ. Vì vậy, chúng tôi cố gắng hết sức để tìm thấy hy vọng thông qua những câu chuyện thành công khác của các bệnh nhân sổ tạng bẩm sinh. Không có gì thay đổi trong suốt thai kỳ của tôi, ngoại trừ việc siêu âm được tiến hành thường xuyên hơn”.
Bé Noah chụp ảnh bên bố.
Dorinda được lên lịch sinh khi bước vào tuần thai 37, nhưng 1 tháng trước ngày dự sinh, cô bị vỡ ối.
“Bị vỡ ối nhưng tôi vẫn chưa chuyển dạ. Tuy nhiên, vì nước ối không còn nên tôi có nguy cơ n.hiễm t.rùng. Điều này buộc các bác sĩ phải dùng tới phương pháp giục sinh. Tôi đã chuyển dạ hơn 30 giờ đồng hồ. Sau đó, trong vòng 1 giờ, tử cung của tôi đột nhiên giãn ra, từ 2cm đến 10cm, và Noah chào đời”.
2 giờ sau khi sinh, bé bước vào ca phẫu thuật đầu tiên trong đời
Bé Noah nặng 2,4kg, sinh ngày 28 tháng 6 và được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt ngay sau khi chào đời. 2 giờ sau, bé bước vào cuộc phẫu thuật đầu tiên.
“Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho những gì sẽ xảy ra khi Noah chào đời, nhưng khi nhìn thấy đứa con bé xíu của mình được đưa vào trong lồng ấp ngay khi vừa sinh ra vẫn thật xót xa. Phải ký giấy đồng ý phẫu thuật cho con chỉ vài phút sau sinh nở thực sự rất khó khăn.
Các bác sĩ phẫu thuật đã làm rất tốt và chúng tôi vô cùng may mắn khi toàn bộ ruột của Noah đã được đưa trở lại bụng sau đó 2 giờ.
Mỗi trường hợp suy tạng bẩm sinh đều không giống nhau. Có những bệnh nhi phải nằm khoa chăm sóc đặc biệt suốt nhiều tháng. Với chúng tôi, thật may khi Noah chỉ phải ở viện 3 tuần trước khi đủ khỏe để về nhà”.
Bé Noah bên bố và mẹ.
Tình hình hiện tại của bé đã ổn định hơn nhiều.
Và Noah vừa tận hưởng Giáng sinh đầu tiên của mình ở nhà cùng gia đình. “Con đã làm rất tốt. Con 6 tháng t.uổi và có một Giáng sinh tuyệt vời. Tôi đã lập một trang Instagram kể lại toàn bộ hành trình của Noah kể từ ngày chào đời vì tôi muốn mang đến hy vọng cho các gia đình khác nếu họ cũng nhận được chẩn đoán sổ tạng bẩm sinh và đang lo sợ điều tồi tệ nhất như chúng tôi đã từng lo “.
Giờ đây, Noah giống mọi đ.ứa t.rẻ khác, cũng đạt được tất cả các mốc phát triển quan trọng của mình. Ngoài một vết sẹo nhỏ và chiếc rốn độc đáo, người ngoài không thể biết những gì con đã trải qua.
Sổ tạng bẩm sinh là gì?
Sổ tạng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Nó xảy ra khi bụng của em bé không phát triển đúng cách ngay từ giai đoạn thai nhi.
Khoảng tuần thứ 11 của hầu hết các trường hợp mang thai, ruột em bé đã phát triển bên trong cuống rốn và di chuyển vào bên trong bụng. Nhưng, ở trẻ sơ sinh bị sổ tạng bẩm sinh, thành bụng không hình thành một cách đầy đủ. Do đó, ruột phát triển bên ngoài và lộ ra khi đ.ứa t.rẻ chào đơi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng có thể đe dọa tính mạng.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của sổ tạng bẩm sinh. Nhưng nó đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các bà mẹ trẻ.
Tuy nhiên, tình trạng này vẫn được coi là hiếm gặp, ảnh hưởng đến khoảng 1/3.000 trẻ sinh ra mỗi năm.
Nguồn: The Sun/Helino