Các bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu không cẩn thận!

Thời tiết giao mùa hè – thu thường có sự thay đổi lớn về độ ẩm và nhiệt độ. Buổi sáng- tối và buổi trưa có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ nên có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp khi giao mùa, nhất là với những người có sức đề kháng yếu.

cac benh ho hap khi giao mua he thu pho bien ai cung co nguy co mac phai neu khong can than d96 5263568

Có thể không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến các bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, dưới tác động của độ ẩm, vi khuẩn, virus và nấm mốc cũng có điều kiện phát triển thuận lợi dẫn tới sinh sôi dễ dàng hơn.

Nếu gió hanh khô đầu mùa mang vi sinh vật hay nấm mốc tiếp xúc và xâm nhập vào đường hô hấp của bạn sẽ gây bệnh. Người lớn t.uổi và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần phải chú ý để không mắc bệnh trong thời điểm này.

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu phổ biến có thể kể đến như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay những loại bệnh mạn tính có nguy cơ tái phát cao đối với người có t.iền sử nhiễm bệnh chẳng hạn như hen suyễn, giãn phế quản, bị phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi tắt là COPD,… các bệnh mạn tính này sẽ biểu hiện bằng các đợt cấp nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

cac benh ho hap khi giao mua he thu pho bien ai cung co nguy co mac phai neu khong can than 198 5263568

Các bệnh hô hấp khởi phát thời điểm giao mùa hè – thu do vi khuẩn, virus có điều kiện sinh sôi thuận lợi hơn (Ảnh: Internet)

Dưới đây là các nhóm bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu phổ biến mà bạn cần nhớ:

1. Nhóm bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp

N.hiễm t.rùng đường hô hấp được biết là những dạng n.hiễm t.rùng xảy ra ở vùng phổi, ngực hay xoang mũi và cổ họng. Trong đó, nếu không được điều trị sớm từ thể cấp tính, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và có nguy cơ tái phát cao khi vào thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh.

Nhóm người mắc bệnh mạn tính do n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên đều được khuyên nên ở trong nhà nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các virus hay vi khuẩn hoặc lây nhiễm giữa người – người.

Con đường lây nhiễm phổ biến

Các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mũi,… thông qua các hoạt động như hắt hơi, sổ mũi. Khi chúng tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của người lành sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và mang bệnh.

cac benh ho hap khi giao mua he thu pho bien ai cung co nguy co mac phai neu khong can than 7d5 5263568

Bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh (Ảnh: Internet)

Ngoài ra việc chạm, sờ vào các bề mặt có chứa virus, vi khuẩn cũng có thể gây ra lây nhiễm.

Điều trị như thế nào?

Do n.hiễm t.rùng đường hô hấp là bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh chỉ có tác dụng nếu như người bệnh bị bệnh do vi khuẩn. Còn nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus cũng có thể được chỉ định dùng trong trường hợp này, nhưng không phải tất cả.

Nếu như bệnh nhân thuộc thể n.hiễm t.rùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ cần dựa theo những biểu hiện của người bệnh để có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.

Các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp phổ biến:

Nhóm n.hiễm t.rùng đường hô hấp phổ biến bao gồm: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, bệnh viêm xoang mạn tính, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh viêm mũi, bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn và bệnh cúm.

2. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa, tuy nhiên giao muà hè – thu vẫn chưa phải là khoảng thời gian tệ nhất với bệnh này mà là thời gian giao mùa giữa mùa thu và mùa đông.

cac benh ho hap khi giao mua he thu pho bien ai cung co nguy co mac phai neu khong can than 47d 5263568

Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa (Ảnh: Internet)

Vào khoảng thời gian tháng 9, khi trẻ bắt đầu trở lại trường học, nguy cơ lây nhiễm virus cũng trở nên cao hơn, nhất là các virus liên quan tới bệnh đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến hen suyễn bùng phát vào thời điểm giao mùa hè – thu là go:

– Nguy cơ lây nhiễm virus đường hô hấp cao trong cộng đồng, nhất là t.rẻ e.m khi quay trở lại trường học

– Phản ứng dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa nở theo mùa, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm không khí bên ngoài,… những yếu tố này đều có thể khiến cơn hen suyễn bị khởi phát.

Không nên cho trẻ ăn gì khi giao mùa hè thu?

Việc giáo dục cho trẻ biết về thực phẩm theo mùa có tác dụng vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhận biết thêm về nguồn gốc thực phẩm và liên kết với các kỹ năng khác như thời tiết, các mùa để lựa chọn thực phẩm. Khi giao mùa hè – thu không nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ sức khỏe trẻ.

khong nen cho tre an gi khi giao mua he thu 971 5262834

Dạy dỗ trẻ cho trẻ những kiến thức về các loại thực phẩm theo mùa như trái cây, rau củ được phát triển tự nhiên, đúng mùa sẽ tốt và cung cấp cho cơ thể nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Mỗi mùa sẽ có những loại thực phẩm tốt, hỗ trợ tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ. Kèm theo đó cũng có những thực phẩm thời điểm giao mùa hè thu trẻ không nên ăn để bảo vệ sức khỏe.

Những loại thực phẩm theo mùa chính là công cụ trực quan làm nổi bật các loại thực phẩm tối ưu mỗi tháng. Do đó, thời điểm giao mùa cha mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi thời điểm giao mùa hè thu dưới đây:

1. Thực phẩm chiên nhiều dầu

Các loại thực phẩm chiên nhiều dầu trước nay đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu, phụ huynh càng Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chiên nhiều dầu.

Nguyên nhân do các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chúng làm chậm đường tiêu hóa của trẻ. Khi thời tiết giao mùa hè thu, gió mùa xuất hiện thì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng quan trọng. Chỉ khi trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì trẻ mới đủ sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch để thời điểm giao mùa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trong khi đó các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu là các loại thực phẩm được ưa chuộng do thời tiết thay đổi từ nóng bức chuyển sang mát mẻ hơn.

2. Các loại thức ăn biển và cá

khong nen cho tre an gi khi giao mua he thu 96e 5262834

Các loại cá biển không nên ăn thời điểm giao mùa hè thu – Ảnh Internet

Thực tế, cá và hải sản không chỉ gây ảnh hưởng xấu do thời tiết chuyển mùa mà còn là thời điểm mà đa số các loại cá đều đang trong mùa sinh sản. Thời điểm giao mùa gây ra các ảnh hưởng tới trẻ nhỏ như các loại cá, hương vị và chất lượng cá không được tốt như mong đợi.

Vì vậy bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tiêu thụ như gia cầm, sẽ tốt hơn vào thời gian giao mùa hè thu để bổ sung cho trẻ.

3. Không nên cho trẻ ăn quá mặn

Không nên cho trẻ ăn mặn khi giao mùa hè thu. Bởi vì thói quen ăn mặn khiến cơ thể trẻ bị tích nước và chậm chạp hơn. Bạn cần sử dụng muối cho trẻ ở mức độ nhiều độ, vừa phải.

Phụ huynh cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều muối cho trẻ. Đặc biệt khi giao mùa hè thu và thời tiết ẩm ướt, chuyển mùa.

4. Các sản phẩm từ sữa, sữa đông và xoài

Các sản phầm từ sữa thời điểm giao mùa không nên cho trẻ ăn vì có thể bị hỏng nhanh, khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường khiến giá trị dinh dưỡng của các loại sản phẩm này cũng bị ảnh hưởng và không an toàn đối với trẻ nhỏ.

Sữa đông có đặc tính làm mát, tuy nhiên với điều kiện giao mùa hè thu thì đây lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh hơn, thậm chí sữa đông cũng là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm xoang ở trẻ.

khong nen cho tre an gi khi giao mua he thu e4d 5262834

Không nên cho trẻ ăn sữa đông khi giao mùa hè thu – Ảnh Internet

Xoài là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên giao mùa hè thu không phải thời điểm chính của xoài, đa số lúc này là xoài trái mùa. Ngoài ra, nếu ăn xoài vào thời điểm này là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da và tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt đối với các trẻ mắc vấn đề về da và bị tiêu hóa.

5. Các loại nước giải khát, nước ngọt

Các loại đồ uống giải khát có ga hay nước ngọt có thể gây nghiện, thậm chí các loại đồ uống này còn làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể và điều này làm giảm các hoạt động của các enzym.

Do đó thời điểm giao mùa hè thu không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước uống có gas sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ vốn đã có nguy cơ lại về tiêu hóa trong thời điểm giao mùa lại càng yếu hơn và khiến trẻ dễ ốm hơn khi giao mùa.

6. Salad và trái cây sống

Rất nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng các loại trái cây và salad rau quả thì không có gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Thực tế, thời gian giao mùa, các loại trái cây, rau quả sẽ bị bám nhiều bùn đất hơn. Ngoài ra, các loại rau và quả thời gian giao mùa chỉ có một số loại quả, rau đúng mùa mà cha mẹ nên lựa chọn bổ sung cho trẻ.

khong nen cho tre an gi khi giao mua he thu 34f 5262834

Nên tránh cho trẻ ăn salad khi giao mùa để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ – Ảnh Internet

Tất nhiên, trái cây và rau củ không theo mùa không có nghĩa là bạn dừng hẳn việc ăn chúng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rửa sạch các loại rau quả trước khi cho trẻ ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra nên lựa chọn cách ăn chín như thay vì ăn salad có thể cho trẻ ăn rau luộc, rau hấp sẽ tốt cho sức khỏe bé hơn.

7. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn đường phố

Các loại thức ăn đường phố là nguyên nhân khiến mọi người đặc biệt t.rẻ e.m dễ bị ốm hơn khi thời tiết giao mùa. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do khả năng bị ô nhiễm vì nguồn nước mà các loại thức ăn đường phố đang sử dụng.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, khiến cho trẻ dễ bị n.hiễm t.rùng, virus, vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ do xuất hiện trong mùa mưa.

Cần cung cấp cho trẻ nhỏ các loại thức ăn sạch, nước uống sạch sẽ giúp con bạn mạnh mẽ hơn, và trẻ sẽ có thể chống lại những vi trùng khó chịu theo cách tốt nhất có thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *