Đau bụng là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và nếu bạn gặp phải hiện tượng đau bụng trái quá thường xuyên thì nên cẩn thận với 4 vấn đề sức khỏe sau.
Đau bụng thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa, nhất là khi nó đi kèm với tình trạng đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái thì đó lại không đơn thuần là triệu chứng của bệnh về tiêu hóa.
Dưới đây là 4 căn bệnh “rình rập” từ cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái mà bạn nên tìm hiểu ngay.
1. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến, trong quá trình bệnh phát triển thì triệu chứng rõ ràng nhất chính là cơn đau nhói ở vùng bụng. Khi lòng ruột thừa xuất hiện tình trạng tắc nghẽn thì bạn sẽ cảm nhận rõ thấy cơn đau tức ở vùng bụng dưới bên trái. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu thì bệnh sẽ càng tiến triển nặng và khó điều trị triệt để.
2. Ung thư tuyến tụy
Theo trang Mayo Clinic, ở giai đoạn bệnh ung thư tuyến tụy phát triển, bạn sẽ dễ gặp phải những cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên và kéo dài. Khu vực dễ nhận thấy nhất là vùng bụng dưới bên trái bị đau âm ỉ nhiều ngày.
Ngoài ra, bệnh ung thư tuyến tụy cũng có thể xuất hiện ở cả vùng bụng trên hoặc bụng dưới bên phải. Trong trường hợp nặng thì toàn bộ vùng bụng đều sẽ lên cơn đau rõ rệt.
3. Có khối u ở buồng trứng
Khi các khối u ở buồng trứng xuất hiện thì triệu chứng rõ ràng nhất mà bạn sẽ thấy chính là đau bụng. Do trong quá trình tăng thể tích cục bộ, khối u sẽ gây chèn ép lên các mô và dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Nhìn chung, cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái có liên quan đến các bệnh lý về buồng trứng, mức độ đau sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước của khối u. Hơn nữa, thể tích khối u càng lớn thì cảm giác đau sẽ càng rõ. Vì vậy, sau khi nhận thấy tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái xuất hiện thì bạn nên cảnh giác với khối u ở buồng trứng.
4. Sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh tương đối phổ biến và cơn đau cục bộ sẽ khởi phát rõ ràng ở vùng bụng dưới bên trái. Trong quá trình phát triển sỏi thận, nếu một số viên sỏi nhỏ trong thận lọt vào niệu quản thì hiện tượng tắc nghẽn niệu quản sẽ xảy ra. Lúc này, ống dẫn trứng bị co thắt, gây chèn ép cục bộ khi đi tiểu nên tạo ra những cơn đau rõ rệt. Vì vậy, sau khi xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới bên trái thì bạn nên đề phòng với cả nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Đau bụng không nhất thiết là vấn đề về đường tiêu hóa: Nếu bị đau ở 8 vị trí này trên bụng, bạn phải cảnh giác ngay
Đau bụng rất khó để biết chính xác được đó là bệnh gì, nhưng nếu bạn chịu quan sát kỹ, nhận biết cơn đau xuất hiện ở vị trí nào thì có thể tự chẩn đoán được nguyên nhân.
Đau bụng là một triệu chứng rất phổ biến. Mặc dù hầu hết các lý do thường là do ăn uống không đúng cách hoặc ngộ độc thực phẩm nhẹ. Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng, nhưng nghiêm trọng nhất là các loại ung thư như đại trực tràng, dạ dày, tuyến tụy, thực quản… Khi các tế bào ung thư phát triển, một số triệu chứng và cảm giác đau ở vùng bụng không thực sự tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.
Chính vì thế, khi cơn đau bụng xuất hiện, đừng nghĩ đến việc chịu đựng một lúc rồi sẽ hết. Thay vào đó, hãy chú ý đến tần suất, vị trí, các triệu chứng kèm theo, thời gian và đặc điểm khác nhau của cơn đau để có những chẩn đoán ban đầu trước khi tìm tới bác sĩ.
Trên lâm sàng, các bác sĩ chia bụng thành 9 phần tương ứng với 9 ô vuông như trong hình vẽ. Bên trái và bên phải được đề cập ở đây là bên tay trái và bên phải, nghĩa là bụng phải tương ứng với tay phải, bụng trái tương ứng với tay trái.
1. Đau bụng trên bên phải
Vị trí: Gan và túi mật
Nguyên nhân gây đau : Có thể là sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan, ung thư gan…
Bệnh túi mật thường gây đau nặng hơn sau khi ăn và cơn đau sẽ xuất hiện nhiều lần sau đó. Nhiều bệnh nhân bị sỏi mật cảm thấy đau khi ngủ vào ban đêm. Vì gần bụng trên, một số bệnh nhân lầm tưởng rằng họ có vấn đề về dạ dày mãn tính nên không đi khám.
Trong khi đó, bệnh gan bao gồm viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Nếu là viêm gan sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng da…Khi có triệu chứng đau, nghĩa là bệnh gan đã đạt đến một mức độ nhất định.
2. Đau bụng trên
Vị trí: Dạ dày và tá tràng.
Nguyên nhân gây đau: Có thể là vấn đề dạ dày, loét tá tràng, đau thắt ngực…
Đau bụng trên liên quan tới dạ dày và tá tràng.
Những căn bệnh trên ngoài đau bụng thì còn có những triệu chứng kèm theo như trào ngược axit, ợ hơi, đầy bụng, cảm giác nôn nao, buồn nôn… và thường liên quan đến chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, đối với đau thắt ngực và viêm phổi thùy, nó cũng có xuất hiện những cơn đau ở khu vực này. 2 căn bệnh này thường đi kèm với triệu chứng tức ngực, khó thở, ho, sốt…
3. Đau bụng trên bên trái
Vị trí: Dạ dày, tuyến tụy và lá lách.
Nguyên nhân gây đau: Có thể là bệnh tụy, bệnh dạ dày…
Ngoài các bệnh dạ dày khác nhau, các bệnh về tuyến tụy cũng khá phổ biến. Viêm tụy thường gây ra đau bụng dữ dội, kèm theo buồn nôn và đầy hơi. Cơn đau thường xảy ra sau khi uống rượu, ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ hoặc quá no.
Viêm tụy cũng có thể được gây ra bởi n.hiễm t.rùng và tăng lipid m.áu. Điều đáng chú ý là một số bệnh nhân có khối u tụy thường biểu hiện đau ở khu vực này và lan rộng ra vùng lưng dưới.
4. Đau bụng trái và phải
Vị trí: Thận, niệu quản và đại tràng.
Nguyên nhân gây đau: Có thể là sỏi thận, sỏi niệu quản, khối u đại tràng.
Đau bụng cả trái lẫn phải có thể là sỏi thận.
Nếu bên eo và bụng đau dữ dội đột ngột rồi giảm dần sau đó, đó có thể là đau quặn thận. Khi thấy có cảm giác ngứa ran xảy ra khi đi tiểu, nước tiểu có lẫn m.áu, có thể đó là bệnh sỏi thận và niệu quản. Hoặc khi cơn đau dai dẳng kèm tiêu chảy, phân lỏng hoặc toàn nước, có thể là bị viêm đại tràng.
5. Đau bụng giữa
Vị trí: Ruột
Nguyên nhân gây đau: Có thể là viêm ruột cấp tính, tắc ruột, ngộ độc chì…
Cơn đau bụng ở đây chủ yếu là từ ruột non. Cơn đau xuất hiện đột ngột, trầm trọng hơn kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy và sốt, đó có thể là viêm ruột cấp tính. Nếu bị nôn mửa và tiêu chảy liên tục, ngộ độc thực phẩm cũng là yếu tố bạn nên nghĩ đến.
Khi có chuột rút ở vùng bụng, nghĩa là dạ dày bị đầy hơi nhưng không thể đại tiện, cẩn thận với căn bệnh tắc nghẽn đường ruột có thể gây ra hoại tử ruột.
Đau bụng giữa cũng là triệu chứng của bệnh nhồi m.áu động mạch mạc treo. Ngoài ra, một trong những triệu chứng ngộ độc chì cũng là đau bụng quanh rốn.
6. Đau bụng dưới bên phải
Vị trí: Manh tràng, ruột thừa, cơ quan sinh sản, hệ tiết niệu
Nguyên nhân gây đau: Có thể là viêm ruột thừa, sỏi đường tiết niệu hoặc viêm và một số căn bệnh liên quan tới đại tràng, niệu quản, buồng trứng…
Nếu cơn đau do viêm ruột thừa thì nó sẽ lan rộng và đau dai dẳng, kèm theo sốt, tiêu chảy, nôn mửa. Nếu cơn đau tăng lên khi đi tiểu, và đôi khi có m.áu trong nước tiểu, hãy cẩn thận cho dù đó là viêm tuyến t.iền liệt hay viêm niệu đạo.
7. Đau bụng dưới
Vị trí: Tử cung, bàng quang và trực tràng.
Nguyên nhân gây đau: Chú ý đến các bệnh về tử cung, bàng quang và đường ruột, có thể là bệnh viêm vùng chậu, viêm tuyến t.iền liệt, viêm t.inh h.oàn, u trực tràng, sỏi niệu đạo.
Đau bụng dưới xảy ra ở cả nam lẫn nữ.
Nếu phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, đau trước và sau quan hệ t.ình d.ục hoặc đau trước khi có kinh, hãy chú ý đến bệnh viêm vùng chậu. Nếu nam giới thường có cảm giác buồn tiểu hoặc tiểu rắc, hãy cẩn thận với bệnh viêm tuyến t.iền liệt.
8. Đau bụng dưới bên trái
Vị trí: Đại tràng sigma, niệu quản trái, buồng trứng
Nguyên nhân gây đau: Có thể là bệnh phụ khoa, mang thai ngoài tử cung, viêm đại tràng sigma, viêm tắc ống dẫn tinh.
Nếu phụ nữ có cơn đau dữ dội ở toàn bộ vùng bụng dưới sau khi mang thai và có cơn đau kèm c.hảy m.áu kéo dài bất thường, thậm chí là ngất, hãy nghĩ ngay đến việc mang thai ngoài tử cung.
Nói chung, bụng là một khu vực bí ẩn, chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng. Mặc dù đau bụng là triệu chứng dễ nhận biết, nhưng tùy theo các cơ quan mà sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Qua mô tả ở trên, bạn hoàn toàn có thể hiểu được tình trạng đau bụng nói chung, có thể tự đưa ra những phán đoán sơ bộ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn đau bất thường, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.