Đó là điều lạ, rất lạ đối với những người không biết hoặc chưa biết về vấn đề này. Tuy nhiên, trường hợp của cụ C. không phải là hiếm, và còn có những trường hợp người già khác cũng có những hành vi tương tự như vậy.
Theo ông H., người bị liệt thì hệ thần kinh của họ không còn hoạt động được – Ảnh: Trần Quốc
Trên thực tế, việc người già bị bại liệt, không ăn uống, đi lại được lúc ban ngày, nhưng đêm đến thì tự mình đi lại, lục lọi tìm kiếm thức ăn là có nguyên nhân. Có chuyên gia cho rằng, đó là do người già giả vờ làm như vậy, để con cháu quan tâm mình hơn. Có người thì cho rằng, sở dĩ các cụ đi lại được vào ban đêm là có người dựa xác, hoặc do bị chứng biến loạn thần kinh (còn gọi là lẫn), chứng bệnh thường gặp ở người già.
Khi ban ngày thì nằm im bất động…
Khi PV có dịp trò chuyện với ông T.V.H., ngụ TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, trong lúc vui miệng, chúng tôi có kể về chuyện cụ bà C. bị bệnh bại liệt nhiều năm, nhưng vẫn đi được vào lúc giữa khuya, khi mọi người trong nhà ngủ say. Lúc này, ông H. vừa nhấm nháp ly trà nóng, rồi ngậm điếu t.huốc l.á vừa mới đốt, rít một hơi dài.
Dường như, ông hiểu được câu chuyện nên nở nụ cười hiền: “Tưởng chuyện gì, chớ chuyện người già bị liệt mà biết đi vào ban đêm thì có lạ lẫm gì đâu con. Chuyện đó ngày xưa chú thấy hoài, ngay cả mẹ chú, lúc trước bà còn sống cũng vậy đó. Ban ngày bà nằm im bất động, trời rầm, sấm sét rần rần cũng chẳng màng. Còn việc ăn uống thì rất khó khăn, con cháu trong nhà phải đổ sữa cho cụ ấy.
Ấy vậy mà, khi đêm đến, mẹ chú đi đứng như người bình thường vậy. Tuy nhiên, t.uổi già thì họ đi đứng không nhanh nhẹn, thanh thoát được. Rồi bà, hết lục lọi cái này, cái kia rồi tự tay lấy cơm ăn mình ên luôn. Đó chẳng qua là bệnh đãng trí của t.uổi già thôi, chứ có ai dựa dẫm gì đâu”.
Ông H. và ông K. kể về chuyện người cao t.uổi bị liệt nhưng vẫn đi được vào ban đêm – Ảnh: Trần Quốc
Theo ông H., người cao t.uổi thường hay lẫn trí, không nhớ và cũng không ý thức được mình đi đứng, ăn uống bình thường, nên mới có chuyện nằm liệt giường. Chuyện liệt giường là do người nhà cho rằng các cụ đi không được rồi nghĩ là các cụ bị liệt. Chứ thật ra, đó là do các cụ lười vận động hoặc quên đi việc mình có thể đi đứng được. “Trí nhớ người già đâu có minh mẫn, lúc nhớ lúc quên. Có thể, ban ngày họ quên đi, quên cả việc ăn uống, vệ sinh, nhưng đêm đến do đói khát nên họ tự đứng dậy và đi lại tìm kiếm cái ăn. Đó là bản năng sinh tồn thôi”, ông H. nêu quan điểm.
Cũng theo người đàn ông này, ngày trước khi mẹ ông còn sống nhưng nằm một chỗ mấy năm liền mới qua đời. Hầu như việc nằm một chỗ của mẹ ông H. chỉ xuất hiện vào ban ngày. Còn ban đêm thì bà cụ đi đứng bình thường. Ông H. còn nêu ra cách nhận biết giữa người thật sự liệt và người lẫn trí liệt. Cụ thể, nếu là người bại liệt thật thì chân cẳng, tay chân đều không có sức sống, hệ thần kinh chân tay đều mất cảm giác. Thậm chí, nếu vờ véo vào người họ thì họ vẫn lặng thinh, im bất động.
Trái lại, với những người già lẫn trí thì khác, khi véo vào thịt họ thì họ có cảm giác cử động. Tuy không mạnh dạn nhưng vẫn thể hiện được các hệ thần kinh của họ còn hoạt động và việc họ đi đứng không được như thể hiện sự không linh hoạt, vô thức nào đó. Đó chỉ là hành động nhất thời của việc đi không được và chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định.
Và đêm khuya như muốn “nuốt cả thế giới”
Câu chuyện về cụ C. hay như những trường hợp t.uổi già khác dù bị liệt, nhưng vẫn đi được vào giữa khuya, khi mọi người đã ngủ say vẫn còn rôm rả qua sự phân tích của ông H. Lúc sau, một người đàn ông cùng xóm với ông H. cũng đến trò chuyện. Khi đã bắt nhịp được câu chuyện thì người đàn ông kia giới thiệu mình tên K., bản thân ông K. cũng biết về chuyện này, nhưng chỉ nghe qua lời kể của người lớn t.uổi ngày xưa kể lại.
Ông K. cho hay: “Hồi trước khi ông nội tôi còn sống, ông có kể rằng, bà cố tôi khi bước sang t.uổi 90 cũng từng bị chứng lẫn như vậy. Ban ngày, bà cố tôi nằm im chẳng nói chẳng rằng, có ai đến thì ánh mắt lia qua, lia lại. Còn hỏi thì chẳng nói gì và cũng chẳng biết ai. Tuy nhiên, khi đêm đến thì khác, bà cố tôi như thoát khỏi cảnh bệnh tật hẳn ra, nếu như ban ngày, bà cố tôi không ăn gì, chỉ uống nước đường, thì khi đêm khuya, bà cố dậy lục cơm ăn 2 – 3 chén là chuyện thường. Nếu hôm nào, trong nhà không có gì ăn, bà cố còn tự tay nhóm lửa nấu cơm, lạ vậy đó”.
Ông K. còn nói rằng, sự việc đó chỉ diễn ra vào ban đêm thôi và đến sáng hôm sau, thì sự việc vẫn tái hiện như cũ. Vẫn nằm im bất động! Nói về việc các cụ già đi lại được vào thời điểm nào, thì ông K. nói, ông nghe ông nội ông kể lại thường là lúc 12 giờ khuya, khi mọi người trong nhà đã ngủ say. “Có lần tôi nghe ông nội kể, khi nghe tiếng động dưới bếp, ông nội tưởng mèo, chuột cạy nồi cơm, phá phách nên xuống đuổi.Thời đó, còn đèn dầu, nên khi xuống bếp, thì ông nội tôi đã thấy bà cố ngã ở bếp rồi, bên cạnh còn bưng chén cơm nữa”.
Bà cụ C. không phải là trường hợp duy nhất – Ảnh: Trần Quốc
Theo ông K., sự việc người cao t.uổi không đi lại được, không đơn thuần là do rối loạn thần kinh, mà do một yếu tố tâm linh nào đó dựa dẫm, tiếp sức người già trong việc đi lại. “Hồi đó, ông nội tôi nói rằng, bà cố tôi có người dựa xác nên mới đi đứng như vậy được. Còn khoa học thì họ không chứng minh được, chỉ cho rằng người già họ lẫn, không rõ hành vi mình làm thôi. Về góc độ cá nhân tôi, thì đây có thể là có người cõi âm dựa xác bà cố tôi. Đâu phải ai cũng được người cõi âm dựa đâu, phải hạp t.uổi, phong thủy mới được”, ông K. cho biết.
Về vấn đề người cõi âm thường hay dựa x.ác n.gười già, ông Đ.V.T., thầy thuốc Đông y, cho biết, cũng có trường hợp như vậy. Tuy nhiên, để muốn khẳng định rằng những trường hợp đó là có người cõi âm dựa xác hay không, hay chỉ là chứng lãng trí của người cao t.uổi thì ông T. cho hay: “Mới nghe qua thì chú không khẳng định được, bởi chuyện đi đứng của người cao t.uổi có nhiều vấn đề lắm. Việc đó, cháu phải cung cấp cho chú tên, t.uổi và ngày tháng sinh, thì chú mới xem và trả lời cho cháu chính xác được. Cháu cần hiểu rõ, thì cung cấp cho chú thông tin, để chú xem giúp”.
Thực tế, qua sự việc cụ bà C. ở H.Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, bị bại liệt, nhưng vẫn đi lại được vào lúc đêm khuya đã cho nhiều người thấy rằng, đây là chuyện lạ, rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đối với những người từng chứng kiến sự việc tương tự, thì họ lại cho rằng đó là việc bình thường ở những người lớn t.uổi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự lẫn trí, không nhớ rõ và không ý thức được hành vi của mình.
Trần Quốc
Theo motthegioi
Bé 5 tháng t.uổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi t.ử v.ong do bố vô ý rung lắc trẻ
Bị rung lắc quá mạnh, dẫn tới 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ, hậu quả là 1 b.é g.ái đã t.ử v.ong.
Trên thế giới đã có rất nhiều cảnh báo về hành động rung lắc trẻ sơ sinh. Hậu quả của hành động vô ý thức này có thể làm cho bố mẹ ân hận suốt đời, do di chứng để lại cho bé rất nặng nề. Một vụ tai nạn thương tâm lại tiếp tục xảy ra với b.é g.ái Rymer 5 tháng t.uổi đến từ Mỹ sau khi cô bé bị chính bố dượng Mason Kamrowski bế và rung lắc tại nhà trong lúc mẹ bé đi ra ngoài và nhờ trông bé.
Mason Kamrowski, 20 t.uổi, đã bị kết án tội làm c.hết bé Brynley Rachelle Rymer (5 tháng t.uổi) và bị kết án tù 22 năm vào thứ tư ngày 27 tháng 11 vừa qua.
Ngày 21/5/2018, Kamrowski trông coi bé Rymer khi mẹ bé đi mua sắm. Khoảng 6:30 chiều hôm đó, Kamrowski vội đưa Brynley đến Bệnh viện Altru cấp cứu. Các bác sĩ cho biết b.é g.ái bị ba cơn đau tim và hai lần đột quỵ trên đường đến bệnh viện, trước khi c.hết vào ngày hôm sau.
B.é g.ái được bố tung hứng, lắc mạnh và hậu quả bé bị 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ và t.ử v.ong chỉ 1 ngày sau đó (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân được cho là bé gặp phải hội chứng rung lắc (Shaken Baby Syndrome) khiến não bộ tổn thương và gây ra hàng loạt các tai biến nghiêm trọng như vậy.
Mắc dù hậu quả của việc rung lắc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã được cảnh báo khá nhiều, nhưng vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ, người trông trẻ còn thờ ơ và chưa hiểu rõ về tác hại vô cùng nghiêm trọng mà nó có thể để lại cho trẻ, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Do cổ bé còn yếu và chưa thể nâng đỡ được phần đầu nên khi có lực tác động mạnh sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng có thể kể đến như trẻ bị xuất huyết não, hôn mê sâu, chấn thương suốt đời như mù, liệt, thậm chí t.ử v.ong.
Hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m gây nhiều tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ (Ảnh minh họa)
Hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m xảy ra do thói quen vô ý và thiếu hiểu biết của người lớn khi rung lắc trẻ sơ sinh để dỗ ngủ, tung con lên cao để chọc cho bé vui cười, lay con giận dữ vì trẻ khóc ngằn ngặt cũng dễ dẫn đến hội chứng này.
5 biện pháp phòng ngừa nhằm giúp cha mẹ hạn chế và tránh tình huống xấu, trong đó có rung lắc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Tập hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh
Học cách bình tĩnh bằng cách hít thở sâu được chứng minh giúp bố mẹ giảm căng thẳng, kiềm chế cảm xúc tốt hơn khi phải xử lý tình huống con quấy khóc thay vì cáu giận và rung lắc bé thật mạnh.
Cách hít thở: Hít thật sâu qua mũi đồng thời căng bụng trong 5 giây, thở ra bằng miệng từ từ và nhẹ nhàng trong 5 giây. Lặp lại các bước này trong 3-5 phút để giải tỏa căng thẳng.
2. Chia sẻ công việc
Chăm sóc trẻ nhỏ cùng với hàng tá việc trong nhà và bên ngoài sẽ khiến các bà mẹ mệt nhoài, quá tải. Hãy chia sẻ bớt công việc và nhờ sự trợ giúp của người thân, người giúp việc. Mục đích nhằm làm giảm tải khối lượng công việc để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi cũng như chăm sóc trẻ tốt hơn, hạn chế phát sinh những tình huống xấu.
3. Ngủ đủ giấc
Thông thường người mẹ sẽ bị mất ngủ, thiếu ngủ trong vòng 1 năm đầu sau khi con chào đời. Nhưng sự vất vả khi chăm sóc trẻ nhỏ vẫn có thể kéo dài, người mẹ rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức, trở nên dễ cáu gắt hơn, ít kiên nhẫn hơn và có nhiều khả năng hành động bốc đồng. Một giấc ngủ ngon, sâu giấc sẽ giúp người mẹ lấy lại sức và tránh mắc sai lầm.
4. Tăng cường trau dồi kiến thức, tinh thần
Trong quá trình nuôi con, mẹ hãy tích cực tham gia thêm các khóa đào tạo, học tập để nâng cao kiến thức, có cơ hội chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như thắc mắc chưa biết hỏi ai. Chắc chắn mẹ sẽ tìm được sự đồng cảm và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Không có cha mẹ nào là hoàn hảo và ai cũng cần có một quá trình học tập cũng như thực hành lâu dài (Ảnh minh họa)
5. Bớt ảo tưởng và nhìn đúng thực tế
Làm cha mẹ thực tế khác xa với những gì cha mẹ vẫn nghĩ, đó không phải là giấc mơ toàn màu hồng, nơi bố mẹ chỉ cần ngồi và chơi với em bé, còn bé luôn cười và nằm yên. Mẹ cần biết kiềm chế những kỳ vọng và nhắc nhở bản thân rằng nuôi con không phải là một hành trình dễ dàng, nhưng nó sẽ dần tốt đẹp và dễ chịu hơn. Ai cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là bài học rút ra và cần được cải thiện. Không có cha mẹ nào là hoàn hảo và ai cũng cần có một quá trình học tập cũng như thực hành lâu dài.
Nguồn: Parent, Health/Helino