“Chẩn đoán lưỡi” là phương pháp chẩn đoán phổ biến được dùng trong Trung y. Bằng cách quan sát sự thay đổi ở lưỡi, bác sĩ có thể biết được những thay đổi của cơ quan nội tạng, tình hình nghiêm trọng của bệnh.
Việc chẩn đoán lưỡi diễn ra ở hai khía cạnh: tính chất của lưỡi và phần tưa lưỡi. Tính chất của lưỡi hay gọi là thân lưỡi là tổ hợp các tĩnh mạch cơ của lưỡi. Tưa lưỡi là một lớp trắng bám trên bề mặt lưỡi. Căn cứ vào tính chất của lưỡi có thể biết được tình hình nội tạng, tình trạng lưu thông m.áu và có thể thông qua phần tưa lưỡi để biết được tình hình nghiêm trọng của bệnh.
Hầu hết mọi người đều cho rằng, xem lưỡi để chẩn đoán bệnh là công việc của bác sĩ, người bình thường không thể làm được. Điều này chưa hẳn đúng. Chúng ta có thể tự soi gương, quan sát màu sắc của lưỡi, lớp tưa lưỡi để tự chẩn đoán bệnh, từ đó biết được cơ thể mình có khoẻ mạnh hay không.
Ở trạng thái khỏe mạnh, lưỡi của người bình thường là màu đỏ nhạt, kết cấu mềm mại và chuyển động linh hoạt, lớp tưa lưỡi sẽ ở trạng thái ẩm ướt với lớp phủ màu trắng mỏng và đồng nhất.
Tính chất của lưỡi và trạng thái sức khoẻ
– Lưỡi có màu trắng nhạt biểu hiện cơ thể hư nhược thể hàn, chủ yếu do yếu dương và thiếu m.áu.
– Lưỡi hồng tức là cơ thể đang nhiệt hoặc bị mưng mủ n.hiễm t.rùng, màu hồng càng đậm chứng tỏ nhiệt càng nghiêm trọng.
– Màu sắc của lưỡi chuyển từ hồng sang đỏ thẫm, nguyên nhân có thể do nhiệt hoặc say nắng. Đây thường là biểu hiện của bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính, chẳng hạn như bệnh n.hiễm t.rùng m.áu, say nắng nghiêm trọng.
– Lưỡi có màu tím hoặc đốm tím có thể là do ứ m.áu, lưỡi bầm tím lâm sàng chủ yếu do thiếu oxy, sốt, các bệnh về m.áu, thường thấy ở bệnh nhân suy tim, n.hiễm t.rùng. Nếu lưỡi có màu xanh tím là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh.
Sự thay đổi của tưa lưỡi biểu hiện bệnh
– Tưa lưỡi màu trắng là biểu hiện của bệnh phong hàn, lớp mỏng và trắng là giai đoạn đầu của bệnh; trắng mà dày cho thấy bệnh tình đã chuyển xấu, hàn khí đã tiến vào cơ thể.
– Tưa lưỡi có màu vàng là biểu hiện bị nhiệt. Vàng nhạt và mỏng là nhiệt gió, hoặc là giai đoạn đầu của bệnh, nếu màu vàng càng đậm thì nhiệt càng nghiêm trọng.
– Nếu tưa lưỡi xuất hiện màu xám đen và khô chứng tỏ bạn đang bị suy nhược chất dịch trong cơ thể ví dụ như m.áu, nước bọt, mồ hôi…).
Đầu lưỡi có những biểu hiện sau chính là cơ thể bạn đang có vấn đề
– Người bị trúng gió, giơ đầu lưỡi ra thường bị lệch về một bên.
– Những người bị viêm não khi thè lưỡi thường bị run rẩy.
– Bệnh nhân bị thiếu m.áu, viêm thận mãn tính và tiêu chảy mãn tính lưỡi thường có màu trắng.
– Các bệnh tim gan mãn tính (ví dụ như xơ gan), bệnh tim và một số bệnh ung thư khác lưỡi sẽ có màu xanh tím, không có tưa lưỡi, lưỡi có màu đỏ thẫm, thân lưỡi nhỏ. Lưỡi nứt cho thấy bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng.
Do đó, ngày thường chúng ta cũng có thể tự quan sát lưỡi của chính mình để biết được bản thân có thực sự khoẻ mạnh hay không, từ đó có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
Nguồn: Sohu/Helino
Nhận biết dấu hiệu của bệnh từ những đốm trắng trên móng tay
Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe của mình.
Móng được cấu tạo từ keratin – một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc. Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ; lớp da bao quanh móng; lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì… Móng tay xuất hiện đốm trắng có thể là dấu hiệu của một số bệnh:
Nếu xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng
Thiếu hụt khoáng chất
Khi cơ thể chúng ta ăn với chế độ cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân chắc khỏe. Nếu xuất hiện đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, canxi, vitamin C trầm trọng. Các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.
Dấu hiệu bệnh gan, phổi
Các nghiên cứu cho thấy, khi sức khỏe yếu, thiếu vitamin biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng trên lớp sừng của móng. Các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong m.áu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.
Nhiễm nấm
Các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và cũng có thể các bệnh da liễu như nhiễm nấm.
Biện pháp khắc phục
Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì cần tránh cắt khóe sâu, để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng. Đối với đốm trắng do sang chấn lên móng thì trong quá trình tiếp xúc với môi trường, hóa chất thì cần sử dụng găng tay để bảo vệ da vừa tránh các sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm.
Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì cần bổ sung thêm sữa vì sữa chứa nhiều canxi, protein giúp cho móng cứng và khỏe. Tăng cường vitamin C có trong rau quả vào chế độ ăn hằng ngày. Rau quả tươi là thức n chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm…
Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân rã ở nhiệt độ cao, vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ăn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C. Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.
Theo anninhthudo