Bạn có bao giờ nghĩ rằng nuốt một viên thuốc giảm đau mà không cần uống nước là hoàn toàn vô hại?
Để tránh các biến chứng nguy hiểm khi nuốt phải thuốc, tốt nhất là nên uống thuốc khoảng 235 ml nước – Ảnh minh họa: Shutterstock
Bạn sẽ không tin những gì có thể xảy ra.
Hầu hết chúng ta đều có lúc uống thuốc mà không uống nước, vì đang vội hoặc vì lười đi lấy nước, hoặc không có sẵn nước.
Nguy hiểm thực sự
Nhưng đây là lý do tại sao uống thuốc mà không có nước thực sự nguy hiểm, theo The Healthy.
Hãy biết rằng đây là một sai lầm tác hại đến sức khỏe mà bạn có thể mắc phải.
Uống thuốc với nước quan trọng không chỉ vì nó giúp việc nuốt dễ dàng hơn mà còn giúp tránh thuốc bị kẹt trong thực quản, không chỉ gây khó chịu, nhưng rất có thể gây viêm và kích thích. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng từ ợ nóng và đau ngực đến viêm thực quản, hoặc thậm chí xuất huyết và thủng thực quản, tiến sĩ Jennifer Caudle, giáo sư trợ lý khoa Y học gia đình tại Đại học Rowan(Mỹ), cho biết.
Vì không có dây thần kinh báo hiệu cơn đau ở các bộ phận của thực quản, các triệu chứng không phải luôn bắt đầu ngay lập tức, nên bạn khó biết được liệu viên thuốc có gây ra điều đó trên đường đi hay không.
Một số người bị đau ngực hoặc cảm giác tương tự như ợ nóng, vì vậy họ dễ dàng bỏ qua cảm giác đó như một sự khó chịu tạm thời.
Tuy nhiên, theo thời gian, những viên thuốc bị kẹt trong hành trình của chúng có thể bị phá vỡ và ăn mòn mô tế bào mỏng manh của thực quản, gây ra m.áu đau đớn và xuất huyết, hoặc mất nước nghiêm trọng, tất cả đều có thể trở nên rất nghiêm trọng.
Một nghiên cứu từ Tạp chí Gastroenterology (Thổ Nhĩ Kỳ) cho thấy hầu như bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây loét thực quản. Nhưng theo bác sĩ Caudle, một vài loại thuốc phổ biến có thể gây ra thiệt hại đáng kể khi chúng bị mắc kẹt, gồm thuốc trị loãng xương, kháng sinh và thuốc giảm đau thông thường. Bác sĩ Caudle cho biết các loại thuốc giảm đau như motrin và advil thường được sử dụng mà không có nước và nhóm thuốc này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu bị mắc vào cổ họng, theo The Healthy.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm khi nuốt phải thuốc, tốt nhất là nên uống thuốc với khoảng 235 ml nước, bác sĩ Caudle khuyên.
Đừng bao giờ nằm uống thuốc
Bác sĩ Caudle cũng khuyên nên uống thuốc khi đứng hoặc ngồi, không bao giờ nằm uống. Có nghĩa là bạn nên tránh uống thuốc ngay trước khi đi ngủ, hoặc nên uống thuốc ít nhất 15 phút trước khi đi ngủ, để dành đủ thời gian cho thuốc đi xuống thực quản.
Theo bác sĩ Caudle, nếu không uống thuốc với nước, viên thuốc sẽ luôn bị kẹt. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn nếu không uống đủ lượng nước, theo The Healthy.
Theo Thanh niên
Cứ ăn cơm xong lại thấy mình có dấu hiệu lạ này, bạn cần phải đi khám ung thư khẩn cấp
Nếu sau mỗi lần ăn cơm, bạn lại nhận thấy mình có những biểu hiện lạ này thì không nên chủ quan, rất có thể bệnh ung thư đang đến gần.
Không phải tự nhiên mà chúng ta sợ ung thư đến thế, căn bệnh này tàn phá sức khỏe, làm suy yếu tinh thần, lại gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2018, Tổ chức Ung thư toàn cầu đã thống kê có khoảng 8,2 triệu người trên khắp thế giới c.hết vì ung thư, ngoài ra có 14,1 triệu ca bệnh mới.
Tại Việt Nam, có hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân c.hết vì căn bệnh này.
Hầu hết các bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Theo các bác sĩ ung thư, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp. Chính bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, tất cả mọi người đều nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đồng thời hãy luôn quan sát cơ thể, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu lạ nào.
Đặc biệt, nếu sau mỗi lần ăn cơm, bạn lại nhận thấy mình có những biểu hiện lạ này thì không nên chủ quan, rất có thể bệnh ung thư đang đến gần.
1. Ợ, ợ nóng: Ung thư dạ dày
Báo điện tử Ibtimes của Mỹ cho biết, thường xuyên ợ hoặc ợ nóng sau bữa ăn chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ợ nóng, các dấu hiệu như rát họng, đau ngực… cũng cho thấy dạ dày của bạn đang mắc bệnh, hãy tìm gặp bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Thường xuyên ợ hoặc ợ nóng sau bữa ăn chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
2. Ăn nhanh no: Ung thư buồng trứng
Trên tờ businessinsider của Mỹ, Tiến sĩ Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ cho biết, bệnh ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một triệu chứng mà rất ít người để ý đó chính là cảm thấy nhanh no, cho dù bạn chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Ngoài ra, bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cũng cảm thấy chán ăn, ăn không thấy ngon miệng.
3. Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân: Ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản và phổi
Cũng theo tiến sĩ Bonta, triệu chứng giảm cân không giải thích được chính là một triệu chứng rõ ràng của nhiều bệnh ung thư. Nếu bạn ăn uống đầy đủ mà vẫn giảm 10 pound trở lên (tương đương 4,5kg) thì cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Vị tiến sĩ cho biết, giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản, phổi, ung thư m.áu…
4. Khó tiêu: Ung thư thực quản, cổ họng và dạ dày
Theo Trung tâm Ung thư Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), mỗi khi ăn xong lại thấy khó tiêu thì rất có thể bạn đã mắc ung thư thực quản, cổ họng và thậm chí là dạ dày.
Các bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Anderson cho biết: “Dấu hiệu ung thư thường mơ hồ. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng dấu hiệu khó tiêu, khó nuốt chỉ vì lão hóa. Hãy cẩn trọng vì nó chính là lời “thú tội” của các căn bệnh ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, thực quản“.
Mỗi khi ăn xong lại thấy khó tiêu thì rất có thể bạn đã mắc ung thư thực quản, cổ họng và thậm chí là dạ dày.
Khi bị khó tiêu, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, xuất hiện vị chua trong miệng, cảm giác nóng rát ở dạ dày… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào khác. Dù sao, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng này kéo dài và đã trên t.uổi 55.
5. Vừa ăn xong đã muốn đi ngoài: Ung thư dạ dày
Ở những người khỏe mạnh, thời gian để thức ăn tiêu hóa hết nằm trong khoảng từ 4 – 6 giờ. Nhưng nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, có lúc bị táo bón, có lúc bị tiêu chảy, phân cũng có mùi lạ thì rất có thể dạ dày của bạn đã gặp trục trặc.
Nếu trong phân có m.áu và không có nguyên nhân rõ ràng, rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng.
Nếu vừa ăn xong, bạn đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, có lúc bị táo bón, có lúc bị tiêu chảy thì rất có thể dạ dày của bạn đã gặp trục trặc.
Theo tiến sĩ Bonta, đàn ông có các triệu chứng như đi tiểu ra m.áu, đi tiểu tự do vào ban đêm hoặc đi tiểu khó thì hãy cảnh giác với căn bệnh ung thư tuyến t.iền liệt. Còn ở phụ nữ, nếu đi tiểu nhiều và đi tiểu khẩn cấp thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng chứng.
Đồng thời, một số thay đổi tiết niệu cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư thận và bàng quang. Chính vì vậy, bạn cần phải cảnh giác và chú ý khi có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen đi vệ sinh của mình.
Theo Helino