Theo các nhà khoa học Mỹ, biện pháp mới giúp thu nhỏ khối u của bệnh nhân ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
Các nhà khoa học của Viện Sanford Burnham Prebys Medical Discovery, California, Mỹ, cho biết biện pháp mới giúp t.iêu d.iệt tế bào ung thư dựa trên giả thuyết dừng “nuôi sống” các nhân tế bào, từ đó làm thu nhỏ khối u ác tính.
Phương pháp này đã được thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy khả năng ức chế khối u ung thư có chọn lọc, không làm ảnh hưởng các tế bào khỏe mạnh khác.
PGS Maximiliano D’Angelo – người đứng đầu dự án của Viện Sanford Burnham Prebys Medical Discovery, California, Mỹ. Ảnh: SBP Discovery.
Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Cancer Discovery của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ. Theo các nhà khoa học của Viện Sanford Burnham Prebys Medical Discovery, nhân tế bào nói trên được xem là “ gót chân Achilles” mới. Điểm mấu chốt này giúp họ có thêm phương pháp điều trị các khối u ác tính, bệnh m.áu trắng và ung thư đại tràng.
Các nhà khoa học mới phát hiện cách ức chế chúng xâm nhập nhân tế bào. Ảnh: SBP Discovery.
Theo PGS Maximiliano D’Angelo, đại diện dự án, nghiên cứu này là công trình đầu tiên trên thế giới chứng minh hiệu quả điều trị ung thư bằng cách “đóng cửa” các nhân tế bào. Nhóm thử nghiệm đã cấy các tế bào u ác tính của người vào chuột. Chúng bao gồm các khối u ác tính, tế bào bệnh bạch cầu và ung thư đại tràng.
Sau khi “đóng cửa” để ngăn các vật chất đi qua và xâm nhập vào nhân tế bào, họ phát hiện khối u ác tính ở chuột bị thu nhỏ và phát triển chậm hơn. Nhóm dự án đang phát triển thuốc dựa trên phương pháp này.
Chế phẩm sinh học điều trị ung thư theo cách mới đang được nghiên cứu tại Trung tâm Gene Conrad Prebys, Viện Sanford Burnham Prebys Medical Discovery. Đây là một trong những trung tâm điều chế thuốc hiện đại nhất thế giới.
Theo PGS Maximiliano D’Angelo, loại thuốc họ đang điều chế hứa hẹn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc, tăng hiệu quả khi chữa trị ung thư.
Trước đó, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (NUT Singapore) cũng công bố cách t.iêu d.iệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng các hạt nano như “con ngựa thành Troia”, xâm nhập và phá hủy khối u ác tính mà không cần dùng thuốc.
Người phụ nữ có hai khối u nghi ung thư hiếm gặp
Những trường hợp có nhiều hơn một u nguyên phát trên cùng bệnh nhân rất hiếm gặp, tỷ lệ được dự đoán khoảng 1,1-8,1%.
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa cấp cứu cho bệnh nhân nữ, 46 t.uổi, nhập viện trong tình trạng đau bụng quặn cơn vùng hạ sườn trái ngày thứ hai.
Khi chỉ định CT bụng cản quang, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị lồng ruột đại – đại tràng tại vị trí đại tràng ngang gần gốc gan. Đây là nguyên nhân gây bán tắc ruột nên ê-kíp đã tiến hành mổ nội soi.
Khi thực hiện nội soi đại tràng trong mổ từ ngả h.ậu m.ôn lên để kiểm tra, các bác sĩ phát hiện đại tràng góc lách có một khối u sùi kích thước 2×4 cm nghi K (ung thư) và đại tràng ngang gần gốc gan có khối u thứ 2 to, gây hẹp lòng đại tràng.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đại tràng phải, đại tràng ngang, đại tràng trái chứa 2 u và nối hồi tràng vào đại tràng chậu hông. Sau 5 ngày mổ, sức khỏe bệnh nhân diễn tiến ổn và được xuất viện.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau mổ. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, cho biết theo tổng hợp số liệu ung thư toàn cầu 2018, ung thư đại trực tràng là bệnh lý ung thư phổ biến thứ ba và đứng hàng thứ hai trong các nguyên nhân t.ử v.ong do căn bệnh này.
Các trường hợp ung thư đại trực tràng phát hiện có nhiều hơn một u nguyên phát trên cùng một bệnh nhân rất hiếm gặp, tỷ lệ được dự đoán vào khoảng từ 1,1-8,1%. Một số nghiên cứu mẫu nhỏ báo cáo tỷ lệ khoảng hơn 4% trong số người mắc ung thư đại trực tràng.
BS Chu Minh Tuấn, phẫu thuật viên, khuyến cáo người dân từ 40 t.uổi trở lên hay bị rối loạn đại tiện hoặc gia đình có người bị ung thư đại tràng cần tầm soát ung thư đại tràng định kỳ.