Vi khuẩn và virus luôn tồn tại sẵn trong không khí chỉ chờ điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là thời điểm giao mùa hè – thu. Dưới đây là những hướng dẫn phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả để có một sức khoẻ tốt.
Để phòng tránh bệnh hô hấp, bạn cần thay đổi một số thói quen liên quan tới vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể tốt khi ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh hay nắng mưa bất thường như hiện tại.
1. Gữ ấm cơ thể
Mùa thu thường se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, nhất là đêm muộn. Nếu cần phải ra ngoài trong khoảng thời gian này bạn nên có các biện pháp giữ ấm phù hợp để phòng tránh bệnh hô hấp do cơ thể bị nhiễm lạnh gây ra.
Bạn nên che chắn cổ, ngưc và lòng bàn chân.
2. Súc họng, rửa mũi để phòng tránh bệnh hô hấp
Một điều quan trọng giúp bạn phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả chính là vệ sinh đường mũi họng sạch sẽ.
Súc họng, rửa mũi là cách phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả (Ảnh: Internet)
Bạn nên rửa mũi, súc họng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn vô tình được hít vào.
3. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người
Không chỉ là lời khuyên vàng trong phòng tránh COVID-19 mà rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi tới những khu vực đông người cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh hô hấp thời điểm giao mùa hè – thu nói riêng và các thời điểm khác trong năm nói chung.
Bạn nên rửa tay khi chạm vào các bề mặt, hạn chế đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng hạn chế việc “vô tình đưa vi khuẩn” xâm nhập vào cơ thể và giảm lây nhiễm mầm bệnh.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang cũng giúp bạn tránh hít phải khói bụi ô nhiễm. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn). Nếu có thể nên hạn chế ra ngoài vào các thời gian mức độ ô nhiễm trong không khí tăng cao.
Ngoài ra đ.ánh răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy cũng là một điểm cần nhớ trong vệ sinh cá nhân.
4. Duy trì các thói quen lành mạnh
Các thói quen lành mạnh bao gồm:
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây
– Uống nước đầy đủ, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, không nên vì thời tiết bớt nóng hơn mà giảm lượng nước xuống. Với người hoạt động nhiều thì cần uống nhiều hơn theo công thức tính lượng nước cần uống TẠI ĐÂY.
– Không hút t.huốc l.á
Nói không với hút t.huốc l.á để bảo vệ hệ hô hấp (Ảnh: Internet)
– Tập thể dục đều đặn
– Hạn chế uống nước đá, nước lạnh, thức ăn lạnh
– Không nên thức khuya, ăn đêm, nhất là các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
5. Không được tự ý mua thuốc kháng sinh khi bị bệnh hô hấp
Rất nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc kháng sinh khi bị mắc các bệnh hô hấp. Đặc biệt, nhiều trường hợp còn sử dụng đơn thuốc cũ hay tự ý mua thuốc thay thế không có hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị bệnh cần tìm đến tư vấn của bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc uống (Ảnh: Internet)
Điều này hết sức nguy hiểm. Nhất là nguy cơ vi khuẩn đã bị tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng gây khó khăn hơn trong việc điều trị và nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh.
6. Tiêm phòng cúm và phế cầu đầy đủ
Tiêm phòng cảm cúm là biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh hô hấp khi giao mùa hay bất cứ thời điểm này vi khuẩn hay virus có điều kiện bùng phát trong năm.
Chẳng hạn việc tiêm phòng phế cầu sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, trong trường hợp chẳng may mắc bệnh thì mức độ cũng sẽ nhẹ hơn.
Tiêm phòng cúm và phế cầu để phòng tránh n.hiễm t.rùng đường hô hấp (Ảnh: Internet)
Virus cúm và phế cầu là hai nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan tới n.hiễm t.rùng đường hô hấp và những đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính.
7. Phòng tắm kín gió
Thời điểm giao mùa, rất hay có những luồng gió lạnh bên cạnh luồng gió khô hanh. Do vậy bạn cần tắm trong phòng tắm kín gió, được che chắn kĩ.
Sau khi tám xong không nên ngồi quạt hay vào phòng có điều hoà ngay vì dễ bị cảm lạnh. Lưu ý cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo.
Tại sao bệnh hô hấp lại trở nên phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa hè – thu?
Không chỉ dị ứng, bệnh hô hấp cũng là một bệnh phổ biến hơn khi giao mùa hè – thu, thời tiết chuyển từ nóng bức sang se lạnh kèm theo độ ẩm cao với gió hanh khô.
Để khoẻ mạnh, ngoài việc phòng tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng thì bệnh hô hấp khi giao mùa hè – thu cũng phổ biến không kém. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa mà bạn nên nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Những lý do khiến bệnh hô hấp phổ biến trong thời điểm giao màu hè – thu
– Sự thay đổi nhiệt độ
Thay đổi khí hậu là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn khi giao mùa. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, từ nóng bức sang se lạnh, mưa gió thất thường có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
– Virus, vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Gió khô hanh giúp mang virus, vi khuẩn hay nấm mốc đi xa hơn và lan truyền dễ hơn, nhất là với các cơn gió mang theo hơi lạnh.
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển (Ảnh: Internet)
– Đường hô hấp rất dễ bị xâm nhập
Hoạt động hít thở hàng ngày của chúng ta không thể dừng lại, chính vì thế mà các mầm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn hơn thông qua đường hô hấp như mũi, miệng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ho, bị ngứa cổ họng khi thời tiết giao mùa xảy ra.
– Siêu vi gây bệnh hô hấp
Theo một số nghiên cứu thì các siêu vi gây ra bệnh đường hô hấp chẳng hạn như virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè.
Virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè (Ảnh: Internet)
– Sự lưu thông gió kém khi trở lạnh
Khi vào đầu mùa thu, buổi sáng và chiều tối, tối là khoảng thời gian không khí dễ bị tù túng hơn, kém lưu thông hơn do bạn có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn. Lúc này, những vi khuẩn cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
– Ánh sáng mặt trời yếu hơn
Bước vào mùa thu, ngay từ thời điểm giao mùa, ban ngày đã ngắn đi và ban đêm dài hơn. Chính vì thế mà số giờ có ánh sáng mặt trời cũng sẽ giảm đi. Thậm chí có những ngày âm u không nhìn thấy mặt trời phổ biến ở miền Bắc.
Mặt khác, ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím chính là yếu tố t.iêu d.iệt được các vi sinh vật.
2. Nguyên nhân cụ thể đối với một số đối tượng đặc biệt
Đối với t.rẻ e.m
T.rẻ e.m, nhất là trẻ dưới 6 t.uổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp vào thời điểm giao mùa hè – thu. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh hô hấp thường có diễn biến tiến triển nặng nhanh chóng và rất khó lường.
T.rẻ e.m có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc các bệnh hô hấp hơn khi giao mùa hè – thu (Ảnh: Internet)
Nếu như không được can thiệp y tế kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ như viêm phổi, suy hô hấp cấp, bị tràn dịch màng phổi và nặng hơn có thể là tử vong!
Đối với người cao t.uổi
Theo thống kê, người cao t.uổi thậm chí có tỷ lệ khám bệnh hô hấp khi giao mùa chiếm tới 70%. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp ở người già thời điểm giao mùa là do các bệnh mạn tính đường hô hấp tái phát kết hợp với các yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường hoặc do t.uổi tác gây suy giảm chức năng trong cơ thể.
Ngoài ra thì vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh hô hấp ở người cao t.uổi phổ biến hơn.
Người cao t.uổi có t.iền sử mắc bệnh mạn tính cần chú trọng tới theo dõi và kiểm soát sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Các bệnh lý t.uổi tác như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới khó đề kháng với các tác nhân gây bệnh hô hấp.
Đối với phụ nữ mang thai
Giai đoạn mang thai là giai đoạn người phụ nữ có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Đặc biệt là cảm cúm, bà bầu thường không dám, e ngại dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, bệnh kéo dài hơn so với người bình thường.
Đối với phụ nữ mang thai có t.iền sử đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính thì cẩn kiểm soát tốt dưới chỉ dẫn của bác sĩ.