Trong mật ong có nhiều thành phần giúp cải thiện sức khỏe, thậm chí có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, tùy thời điểm uống mà tác dụng của mật ong phát huy hiệu quả nhất.
Mật ong là một trong những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần uống mật ong đúng thời điểm để thực phẩm này phát huy được triệt để công dụng của nó. Cùng xem qua 5 thời điểm “vàng” uống mật ong trong ngày để có một sức khỏe tuyệt vời!
Uống mật ong vào sáng sớm: Làm sạch dạ dày
Các thành phần có trong mật ong giàu chất chống oxy hóa, mang đặc tính kháng vi-rút và khử trùng. Bởi vậy, một cốc nước mật ong ấm vào sáng sớm có thể giúp bạn loại bỏ chất thải, làm sạch dạ dày. Nếu hình thành thói quen này hàng ngày, bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Không chỉ vậy, uống mật ong vào sáng sớm còn giúp tinh thần bạn thoải mái, vui vẻ hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, năng lượng do mật ong tạo ra cao gấp sữa khoảng 5 lần. Một cốc mật ong có thể giúp bạn lại bỏ cảm giác mệt mỏi, ủ rũ trong cả ngày dài.
Đối với người cao t.uổi, thói quen uống một cốc nước ấm mật ong có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tránh táo bón.
Uống mật ong vào buổi chiều: Bổ sung năng lượng
Buổi chiều là khoảng thời gian con người mệt mỏi nhất và cần tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Nếu không bổ sung kịp thời, tinh thần của chúng ta sẽ trì trệ, không đủ tỉnh táo để hoàn thành công việc.
Lúc này, bổ sung một cốc mật ong sẽ xóa đi sự hỗn loạn của não bộ. Các chất đường trong mật ong cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong m.áu, cung cấp năng lượng đủ cho bạn hoạt động trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng khi làm việc, giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn.
Uống mật ong trước khi ngủ: Điều hòa giấc ngủ, thải độc gan
Enzym trong mật ong có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, giúp bạn giảm bớt căng thẳng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Với một cốc mật ong trước khi ngủ, bạn sẽ dễ dàng vào giấc hơn, giấc ngủ cũng sâu hơn. Đặc biệt, sử dụng mật ong để điều hòa giấc ngủ còn không mang lại tác dụng phụ nào, rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong mật ong có hàm lượng glucozo rất cao, tao điêu kiên cho nhưng trao đôi diên ra trong tê bao cac mô. Bởi vậy, no co tac dung cưc tôt đôi vơi viêc giai đôc gan. Một cốc mật ong trước khi ngủ tốt cho hoạt động của gan suốt cả đêm.
Uống mật ong trước bữa ăn: Ngăn chặn ung thư, acid dạ dày
Chất chống oxy hóa có trong mật ong giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư dạ dày rất tốt.
Trước bữa ăn 30 phút, một cốc mật ong sẽ giúp bạn ức chế tiết axit dạ dày, giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị viêm loét dạ dày, hãy hình thành thói quen uống mật ong ấm trước bữa ăn mỗi ngày. Sau một thời gian, tình trạng viêm sẽ được cải thiện đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.
Uống mật ong sau bữa ăn: Thúc đẩy tiêu hóa
Mật ong có tác dụng điều tiết chức năng tiêu hóa, khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường. Bởi vậy, một cốc mật ong tăng cường vai trò của nhu động ruột, rút ngắn thời gian tiêu hóa đi đáng kể, giúp bạn có cảm giác nhẹ bụng hơn sau khi ăn no.
Đối với những người thường gặp vấn đề về tiêu hóa, nên hình thành thói quen uống mật ong sau bữa ăn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Hãy uống sau ăn từ 1-2 tiếng đồng hồ./.
Những thực phẩm hỗ trợ giải độc
Giải độc tự nhiên bằng các loại thực phẩm sẵn có là điều cần thiết bởi quá trình hấp thụ thức ăn khiến cơ thể có lúc bị quá tải, dễ nhiễm độc. Sau đây là những loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ giải độc.
Uống nước ngay sau khi thức dậy: Là một cách tốt để cơ thể được thanh lọc. Tốt nhất là uống nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể pha thêm chút mật ong, vài lát gừng, chút bột nghệ hoặc vài giọt chanh nếu không bị bệnh về đại tràng, dạ dày.
Ảnh minh họa
Bông cải xanh: Là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng giải độc, trong bông cải xanh có chứa chất chống ô xy hóa, giúp cơ thể bài tiết độc tố, kích thích các enzyme của gan giải độc và góp phần khử hoạt tính của các tế bào ung thư.
Ảnh minh họa
Khoai lang: Chứa chất ô xy hóa mạnh, có thể giúp làm ấm dạ dày, củng cố các cơ quan nội tạng và hỗ trợ sinh khí.
Ảnh minh họa
Gừng, tỏi: Gừng là gia vị giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chống cảm mạo, làm tăng mức chuyển dưỡng. Tỏi có khả năng chống ô xy hóa mạnh, có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm, thải các vi sinh vật có hại ra khỏi ruột.
Trứng: Nguồn đạm từ trứng có chất lượng cao. Trứng còn chứa các amino acid hỗ trợ khả năng giải độc. Những nghiên cứu mới đây đã khẳng định: Tuy lòng đỏ trứng có chứa cholesterol nhưng nó không làm tăng cholesterol trong m.áu.
Ảnh minh họa
Chanh: Vỏ chanh và ruột chanh đều chứa những chất có khả năng kích thích các enzyme giải độc. Vitamin C trong chanh giúp duy trì hệ miễn dịch, giải tỏa tình trạng xung huyết ở gan.
Cải bắp: Có chứa chất giải độc mạnh, góp phần ngăn chặn tác nhân gây ung thư, giúp cơ thể tăng lượng glutathione mà gan cần để bài tiết độc tố.