Sự việc vừa xảy ra tại lớp 4C, Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Kỳ Hoa ( xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh).
Trưa 30/9, ông Võ Văn Phong – Quyền Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Kỳ Anh cho biết việc sáng nay (30/9) nhận được thông tin từ Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Kỳ Hoa có 13 em học sinh lớp 4C biểu hiện buồn nôn và ngất xỉu đồng loạt.
Trạm Y tế xã Kỳ Hoa, nơi điều trị cho 13 em có triệu chứng buồn nôn, ngất xỉu tại lớp học
Cụ thể, vào khoảng 8h sáng, khi các em học học sinh lớp 4C đang học bình thường thì có 13 cháu biểu hiện buồn nôn, nằm lịm trên bàn học.
Ngay sau đó, các em được chuyển sang Trạm Y tế xã Kỳ Hoa để điều trị.
Theo ông Phong, sau khi đưa các em sang cơ quan y tế, nhân viên đã cho uống nước đường và trị liệu bằng các phương pháp tâm lý; sau đó vài chục phút thì các em lần lượt tỉnh táo lại. Đến trưa nay, em cuối cùng trong số 13 trường hợp đó đã được phụ huynh đón về nhà.
Bước đầu nhận định, các em có thể bị rối loạn phân ly. Bệnh này hường xảy ra đồng loạt trong một nhóm hay một tập thể ở trường học hoặc trong đám đông. Biểu hiện của rối loạn này bắt đầu từ một người mắc bệnh và những người xung quanh có xu hướng “bị lan truyền”.
“Hiện sức khỏe của 13 em đã ổn định, chiều nay, chúng tôi sẽ cho nhân viên y tế kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của tất cả các em và phối hợp với các bên liên quan điều tra rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc”, ông Phong cho biết.
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số. Bệnh hay phát sinh ở t.uổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể lớn. Biểu hiện lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng, có thể là các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng về thần kinh, tâm thần, có thể giống rất nhiều loại bệnh khác nhau mà lại chẳng giống bệnh nào. Trong vài năm gần đây, ở một số trường trung học phổ thông cũng xảy ra hiện tượng như vậy.
Những yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất hiện
Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn phân ly là các chấn thương tâm lý hoặc hoàn cảnh xung đột. Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề… Các rối loạn này thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương. Đôi khi khó tìm thấy dấu vết của các chấn thương tâm lý, nhất là các trường hợp tái phát nhiều lần. Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy các rối loạn phân ly trước hết là nhân cách yếu, thiếu tự chủ, thiếu kiềm chế, thích được chiều chuộng, thích phô trương, tinh thần chịu đựng khó khăn kém, thiếu lý tưởng sống lành mạnh. Ngoài ra cũng có thể gặp các yếu tố có hại khác như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, chấn thương sọ não.
Đặc điểm của rối loạn phân ly
Đó là tăng cảm xúc, tăng tính ám thị. Tăng cảm xúc là do hoạt động của vỏ não suy yếu, thoát ly khỏi sự kiềm chế của dưới vỏ, do đó trước kích thích mạnh của sang chấn thì không tự kiềm chế được, vỏ não lâm vào trạng thái ức chế. Vì không có sự điều hòa của vỏ não nên hoạt động của vùng dưới vỏ tăng và xuất hiện các triệu chứng đa dạng của rối loạn phân ly.
Cơ chế ám thị do các cảm xúc căng thẳng và lo sợ, các kích thích sang chấn dễ gây ra phản ứng dây chuyền tập thể. Do vậy khi có một người trong tập thể bị, nhiều người khác có thể cũng bị, làm cho người ta có cảm giác bệnh có thể lây lan. Có khi còn bị cho là ma quỷ gây nên.
Trong lâm sàng, bệnh nhân thể hiện bằng một loạt các triệu chứng cơ thể cùng với mất chức năng thứ phát mà không có một nguyên nhân tổn thương thực thể nào. Biểu hiện bệnh rất đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại bệnh khác nhau.
Biểu hiện của bệnh
Rối loạn vận động: Rất đa dạng như lắc đầu, gật đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn… Hay gặp nhất lại là run toàn thân hoặc run cục bộ một phần chi thể, run tăng lên khi chú ý. Triệu chứng liệt phân ly cũng hay gặp ở các mức độ khác nhau, gặp cả liệt cứng và liệt mềm, một chi, hai chi hoặc cả tứ chi, nhưng trương lực cơ không thay đổi. Có thể gặp chứng rối loạn phát âm như khó nói, nói lắp, không nói trong khi cơ quan phát âm không bị tổn thương.
Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường gặp trong phân ly là cảm giác đau. Các khu vực mất cảm giác không đúng với vùng định khu của thần kinh cảm giác. Tăng cảm giác đau trong phân ly phức tạp hơn nhiều, dễ làm cho người ta nhầm với các triệu chứng đau “thực vật” và đau ngoại khoa như đau viêm ruột thừa, đau giun chui ống mật, đau vùng trước tim, đau dây thần kinh hông…
Rối loạn các giác quan (mù, điếc phân ly, mất vị giác và khứu giác phân ly, các rối loạn thực vật – nội tạng phân ly); Rối loạn tâm thần (quên, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy…).
Sững sờ phân ly: Vận động tự chủ giảm hoặc mất, người bệnh nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài. Không nói và không hoạt động, không có các đáp ứng với một số kích thích như tiếng động, không mất ý thức, 2 mắt mở hoặc nhắm nghiền, không có các rối loạn cơ thể hoặc tâm thần khác liên quan đến trạng thái sững sờ và rất khó phân biệt với sững sờ căng trương lực, sững sờ trầm cảm.
Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập: Mất ý thức tạm thời. Hành động của cá nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc một lực lượng nào đó điều khiển. Xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói hạn chế và lặp lại. Các rối loạn đó xuất hiện không tự ý, không mong muốn và xuất hiện giữa các hoạt động thông thường xảy ra.
Điều trị triệu chứng
Chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý. Liệu pháp ám thị thường được áp dụng có hiệu quả. Có thể dùng các thuốc hướng tâm thần, châm cứu, bấm huyệt tạo ra một ấn tượng tâm lý đủ mạnh để người bệnh tin tưởng tuyệt đối vào thầy thuốc làm mất các triệu chứng rối loạn chức năng.
Có thể áp dụng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên cũng đạt hiệu quả tốt. Khi áp dụng tâm lý liệu pháp phải có thái độ tôn trọng người bệnh, không được xem họ là người giả bệnh. Tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, theo dõi quá chặt chẽ, vô tình ám thị cho người bệnh rằng bệnh quá nặng. Song song với tâm lý liệu pháp cần tăng cường điều trị tâm thần, nâng đỡ thể trạng và điều chỉnh sự mất cân bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế ở vỏ não bằng các t.huốc a.n t.hần nhẹ và các thuốc hoạt hóa vỏ não như bromua, cafein… Kết hợp với các liệu pháp điều trị toàn diện khác như âm nhạc, thể thao, lao động, thư giãn, luyện tập.
Để dự phòng bệnh này, cần tuyên truyền giáo dục phổ cập những hiểu biết cần thiết về các rối loạn phân ly. Rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, giáo dục tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, tránh các stress tâm thần trong sinh hoạt, học tập và công tác.
PGS.TS. Cao Tiến Đức
2 ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh xuất phát từ bệnh nhân đi từ tỉnh khác
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh có 43 bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì có đến 10 người từ ngoại tỉnh; 2/3 ổ dịch được phát hiện đều lây lan từ các bệnh nhân từ các tỉnh khác trở về.
Ngày 2/7/2020, ngành y tế phát hiện ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) tại xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh). Qua điều tra dịch tễ nguyên nhân xuất hiện ổ dịch là từ một bệnh nhân đi từ Quảng Bình trở về, sau đó đã lây bệnh cho 5 người trong xã.
Lãnh đạo Trung tâm CDC Hà Tĩnh kiểm tra tại ổ dịch xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh).
Còn tại ổ dịch thôn Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà), nguyên nhân bùng phát là do người bệnh đi lao động từ Bình Dương về đã lây bệnh cho 8 người trong thôn.
Bác sỹ Lê Khắc Lộc – Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Lộc Hà cho biết: “Sau khi xuất hiện ổ dịch, trạm đã nhanh chóng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo đoàn thể địa phương và toàn thể bà con trong thôn triển khai các biện pháp dập dịch. Trung tâm Y tế huyện tổ chức phun hóa chất tiêu độc khử trùng cho toàn bộ các hộ trong thôn và chỉ đạo khám, phân loại bệnh nhân để quản lý và điều trị kịp thời.
Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà tiến hành tuyên truyền các giải pháp phòng chống dịch bệnh cho người dân thôn Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà).
Đặc biệt là thông tin kịp thời trên hệ thống loa truyền thanh cho người dân thôn Xuân Hải nói riêng và toàn bộ thị trấn Lộc Hà nói chung về diễn biến phức tạp của dịch SXH trong cả nước; khuyến cáo bà con các giải pháp phòng chống dịch như: thường xuyên vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, mắc màn khi đi ngủ…
Được biết, sau ca bệnh SXH từ tỉnh khác về, Trạm Y tế thị trấn cũng đã khuyến cáo đối với tất cả bà con, khi có người thân đi từ ngoài tỉnh trở về phải nhanh chóng lên trạm y tế khai báo y tế, khám sàng lọc vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa phòng chống dịch SXH đang diễn biến phức tạp.
Ngành chuyên môn tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khu vực có dịch.
Theo thống kê từ ngành y tế, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh SXH diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước với hơn 70 ngàn trường hợp mắc, trong đó có 7 ca t.ử v.ong.
Tại Hà Tĩnh, đã ghi nhận 43 trường hợp mắc bệnh, với 3 ổ dịch tại xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh), thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).
Khi người thân ở các địa bàn trong vùng mắc bệnh sốt xuất huyết trở về, có các triệu chứng của bệnh, cần khẩn trương vào bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc CDC tỉnh cho biết: “Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, vì vậy, người dân, chính quyền các địa phương không được chủ quan, lơ là. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng mắc bệnh như: sốt cao đột ngột, đau đầu (thường đau sau hố mắt), mệt mỏi, đau cơ, khớp, buồn nôn và nôn, nổi mẩn ở cánh tay, chân và ngứa, ra m.áu cam, chân răng hoặc k.inh n.guyệt kéo dài thì phải khẩn trương vào viện điều trị, đồng thời báo ngay với cơ sở y tế địa phương để thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
Cần chú ý kiểm tra người thân đi làm ăn xa về hoặc người ở nơi khác đến có đi từ vùng mắc bệnh sốt xuất huyết không”.
Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh kiểm tra véc-tơ truyền bệnh tại xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên).
Được biết, hiện nay, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch chính là sự vào cuộc của người dân.
Để tích cực phòng bệnh SXH cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.